Bài đăng mới

Hiển thị các bài đăng có nhãn tìm việc làm giáo viên tiếng anh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tìm việc làm giáo viên tiếng anh. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2019

Trong 2 ngày 11, 12/10 tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế đã diễn ra Hội thảo quốc tế VietTESOL 2019 chủ đề “Giảng dạy tiếng Anh: Chủ động, Tích cực và Đa dạng” với sự tham dự quy mô lớn 450 đại biểu trong nước, là các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên các trường đại học, cao đẳng, giáo viên tiếng Anh phổ thông.

Đến tham dự phiên khai mạc sáng 11/10 có lãnh đạo và chuyên viên Vụ, Cục, Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; lãnh đạo, chuyên viên các Sở Giáo dục và Đào tạo trên toàn quốc và 450 đại biểu trong nước, là các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên các trường đại học, cao đẳng, giáo viên tiếng Anh phổ thông.
450 đại biểu trong nước, là các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên các trường đại học, cao đẳng, giáo viên tiếng Anh phổ thông tham dự Hội thảo quốc tế 2019 “Giảng dạy tiếng Anh: Chủ động, Tích cực và Đa dạng”
Đây là hội thảo do Đề án Ngoại ngữ Quốc gia phối hợp với Phân hội Giảng dạy và Nghiên cứu tiếng Anh Việt Nam (Phân hội VietTESOL) và trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Huế đồng tổ chức, được giới giảng viên, nghiên cứu về tiếng Anh trong toàn quốc đánh giá rất cao về mức độ chuyên môn chuyển tải.
Quy tụ đầy đủ giới học thuật, giảng viên trong toàn quốc và quốc tế về tiếng Anh, Hội thảo nhằm thúc đẩy nghiên cứu, thực hành giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam tích cực và đa dạng trong thời đại mới hiện nay
Hội thảo lần này có mục tiêu xây dựng diễn đàn chuyên môn năng động, kết nối tất cả các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu và quản lý nhằm phát triển cộng đồng giảng dạy tiếng Anh. Qua đó thúc đẩy công tác nghiên cứu, thực hành giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam một cách tích cực và đa dạng.
Trong 2 ngày diễn ra hội thảo, sẽ có hơn 240 báo cáo chuyên đề tại các phiên song song, các bài trình bày poster, triển lãm ứng dụng công nghệ trong giảng dạy tập trung vào các lĩnh vực: Trao đổi và phổ biến sáng kiến kinh nghiệm hiệu quả trong giảng dạy tiếng Anh; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ giáo viên; Sử dụng công nghệ trong giảng dạy tiếng Anh.
Đáng chú ý trong báo cáo phiên toàn thể do các học giả trong nước và quốc tế trình bày, nhiều chủ đề cốt lõi mang tính thời sự, chuyên môn cao đã được giới thiệu đến người tham dự như “Sử dụng công nghệ số trong đánh giá việc học tiếng Anh” của TS. Nick Saville, Hội đồng Khảo thí tiếng Anh ĐH Cambridge; “Vì sao giáo viên ngoại ngữ (cần) sử dụng ý tưởng của người khác” của GS. Donald Freeman, ĐH Michigan, Hoa Kỳ; “Trao quyền và thu hút học sinh: Đưa ra lời cam kết về việc hướng dẫn đọc trôi chảy” của GS. Fredricka l.Stoller, ĐH Nothern Arizona, Hoa Kỳ; “Trao quyền cho giáo viên tiếng Anh trong thời đại thay đổi – bạn có dám” của PGS.TS. Phạm Thị Hồng Nhung, trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Huế; và “Hành trình từ sự tự chủ của người học đến trao quyền cho người học: Sự chuyển đổi và nguồn cảm hứng” của TS. Nguyễn Thu Lệ Hằng, trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội.
Theo: DT
voa learning english

450 CHUYÊN GIA, GIẢNG VIÊN QUỐC TẾ BÀN VỀ TIẾNG ANH CHỦ ĐỘNG THỜI ĐẠI MỚI

Mic.seo3  |  at  tháng 12 08, 2019

Trong 2 ngày 11, 12/10 tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế đã diễn ra Hội thảo quốc tế VietTESOL 2019 chủ đề “Giảng dạy tiếng Anh: Chủ động, Tích cực và Đa dạng” với sự tham dự quy mô lớn 450 đại biểu trong nước, là các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên các trường đại học, cao đẳng, giáo viên tiếng Anh phổ thông.

Đến tham dự phiên khai mạc sáng 11/10 có lãnh đạo và chuyên viên Vụ, Cục, Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; lãnh đạo, chuyên viên các Sở Giáo dục và Đào tạo trên toàn quốc và 450 đại biểu trong nước, là các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên các trường đại học, cao đẳng, giáo viên tiếng Anh phổ thông.
450 đại biểu trong nước, là các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên các trường đại học, cao đẳng, giáo viên tiếng Anh phổ thông tham dự Hội thảo quốc tế 2019 “Giảng dạy tiếng Anh: Chủ động, Tích cực và Đa dạng”
Đây là hội thảo do Đề án Ngoại ngữ Quốc gia phối hợp với Phân hội Giảng dạy và Nghiên cứu tiếng Anh Việt Nam (Phân hội VietTESOL) và trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Huế đồng tổ chức, được giới giảng viên, nghiên cứu về tiếng Anh trong toàn quốc đánh giá rất cao về mức độ chuyên môn chuyển tải.
Quy tụ đầy đủ giới học thuật, giảng viên trong toàn quốc và quốc tế về tiếng Anh, Hội thảo nhằm thúc đẩy nghiên cứu, thực hành giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam tích cực và đa dạng trong thời đại mới hiện nay
Hội thảo lần này có mục tiêu xây dựng diễn đàn chuyên môn năng động, kết nối tất cả các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu và quản lý nhằm phát triển cộng đồng giảng dạy tiếng Anh. Qua đó thúc đẩy công tác nghiên cứu, thực hành giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam một cách tích cực và đa dạng.
Trong 2 ngày diễn ra hội thảo, sẽ có hơn 240 báo cáo chuyên đề tại các phiên song song, các bài trình bày poster, triển lãm ứng dụng công nghệ trong giảng dạy tập trung vào các lĩnh vực: Trao đổi và phổ biến sáng kiến kinh nghiệm hiệu quả trong giảng dạy tiếng Anh; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ giáo viên; Sử dụng công nghệ trong giảng dạy tiếng Anh.
Đáng chú ý trong báo cáo phiên toàn thể do các học giả trong nước và quốc tế trình bày, nhiều chủ đề cốt lõi mang tính thời sự, chuyên môn cao đã được giới thiệu đến người tham dự như “Sử dụng công nghệ số trong đánh giá việc học tiếng Anh” của TS. Nick Saville, Hội đồng Khảo thí tiếng Anh ĐH Cambridge; “Vì sao giáo viên ngoại ngữ (cần) sử dụng ý tưởng của người khác” của GS. Donald Freeman, ĐH Michigan, Hoa Kỳ; “Trao quyền và thu hút học sinh: Đưa ra lời cam kết về việc hướng dẫn đọc trôi chảy” của GS. Fredricka l.Stoller, ĐH Nothern Arizona, Hoa Kỳ; “Trao quyền cho giáo viên tiếng Anh trong thời đại thay đổi – bạn có dám” của PGS.TS. Phạm Thị Hồng Nhung, trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Huế; và “Hành trình từ sự tự chủ của người học đến trao quyền cho người học: Sự chuyển đổi và nguồn cảm hứng” của TS. Nguyễn Thu Lệ Hằng, trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội.
Theo: DT

Trong bối cảnh dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam còn nhiều khó khăn như hiện nay, Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới   sẽ đặt ra những thử thách không nhỏ đối với công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh, nhất là giáo viên ở 2 cấp học THCS, THPT.

Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) môn tiếng Anh mới (ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã kế thừa và tích hợp những đường hướng giáo dục tiên tiến trên thế giới như dạy học theo định hướng phát triển năng lực, lấy người học làm trung tâm, và đảm bảo tính linh hoạt để phù hợp với bối cảnh dạy và học tiếng Anh tại các địa phương khác nhau …
Tuy nhiên, không khó để nhận thấy trong bối cảnh dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam còn nhiều khó khăn như hiện nay, chương trình GDPT mới nói trên cũng sẽ đặt ra những thử thách không nhỏ đối với công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh nói chung  và công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh ở hai cấp học THCS, THPT nói riêng.
Chương trình GDPT mới sẽ đặt ra những thử thách không nhỏ đối với công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh.
Tiến sĩ Vũ Hải Hà – Trưởng Khoa Sư phạm Tiếng Anh – Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN đã đưa ra 4 đề xuất chính nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên ở hai cấp học trên trong thời gian tới.
Giáo viên phải hiểu khái niệm mới
Thứ nhất, Nếu như trước đây, việc giảng dạy tiếng Anh tập trung chủ yếu vào việc phát triển ở người học năng lực sử dụng tiếng Anh làm công cụ giao tiếp, thì với đường hướng phát triển năng lực và lấy người học làm trung tâm, chương trình giáo dục phổ thông tiếng Anh mới còn song song hướng tới việc bồi dưỡng kiến thức của người học về ngôn ngữ và văn hóa của các nước nói tiếng Anh cũng như Việt Nam.
Đồng thời, phát triển ở người học thái độ tích cực đối với việc học, định hướng học tập trong tương lai, nghề nghiệp, cũng như với người dân và văn hóa của các nước trên thế giới; phát triển kỹ năng, phương pháp học tập tiếng Anh cũng như những môn khác trong CTGDPT.
Điều này cho thấy các chương trình bồi dưỡng giáo viên cũng phải có sự điều chỉnh tương ứng, để không chỉ trang bị cho giáo viên kiến thức hay kỹ năng giảng dạy các kỹ năng thực hành tiếng, mà còn có thể giúp cho họ hiểu rõ và nắm vững được những khái niệm mới trong CTGDPT mới, như “năng lực”, “thái độ” hay “kỹ năng (mềm)”…hay những nội dung kiến thức mà nhiều giáo viên có thể còn chưa thấy tự tin, như kiến thức văn hóa thế giới và Việt Nam, hay mối liên hệ giữa môn tiếng Anh với các môn học khác trong CTGDPT tổng thể.
Giáo viên phải biết lồng ghép kỹ năng mềm với kiến thức văn hóa
Thứ hai, công tác bồi dưỡng cũng cần hỗ trợ giáo viên phương pháp, cách thức, thủ thuật dạy học… nhằm đạt được những mục tiêu trên trong bài dạy của mình. Nói cách khác, nếu người học cần phát triển bộ ba: kiến thức, kỹ năng (bao gồm kỹ năng thực hành tiếng cũng như kỹ năng mềm) và thái độ, thì người dạy cũng cần nắm được phương pháp giúp cho người học phát triển những kiến thức, kỹ năng, thái độ đó.
Ví dụ như chương trình bồi dưỡng giáo viên trong thời gian tới cần giúp giáo viên biết cách lồng ghép việc phát triển những kỹ năng mềm, những kiến thức văn hóa, hay những kiến thức của các môn học khác thông qua việc dạy tiếng Anh.
Điều này về lý thuyết có thể đạt được thông qua các hình thức dạy học phi truyền thống như: dạy học qua dự án, dạy học tích hợp các kỹ năng, dạy tiếng Anh thông qua các nội dung chuyên ngành… nhưng thực tế cho thấy những hình thức dạy học này còn khá mới mẻ ở Việt Nam và có thể gây bỡ ngỡ đối với nhiều giáo viên.
Do đó, họ cần phải được học hỏi, trau dồi, luyện tập thêm mới có thể áp dụng chúng nhuần nhuyễn và hiệu quả trên lớp học của mình.
Giáo viên được chủ động trong lựa chọn tài liệu
Thứ ba, công tác bồi dưỡng cũng giúp cho giáo viên tự tin, chủ động và linh hoạt hơn trong lớp học của mình.
Thay vì việc dạy cho giáo viên cách dạy học theo một bộ sách, một giáo án cụ thể, một phương pháp duy nhất được cho là “tối ưu” hay thiết kế và tiến hành kiểm tra đánh giá theo một hình thức duy nhất hay theo một bài thi chuẩn nào… thì việc bồi dưỡng giáo viên trong thời gian tới cần hướng tới giúp cho giáo viên dạy học và kiểm tra đánh giá đáp ứng các yêu cầu được đặt ra của một chương trình khung chung (CTGDPT môn tiếng Anh mới).
Điều đó có nghĩa là giáo viên (với sự tư vấn của những bên liên quan) có thể chủ động hơn trong lựa chọn tài liệu, nội dung, quy trình và phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá … phù hợp với việc đạt được mục tiêu chung của CTGDPT môn tiếng Anh đề ra cho cấp học, hay lớp học đó.
Giáo viên, cần được hướng dẫn cách lựa chọn, thiết kế, điều chỉnh, đánh giá tài liệu, cách kết hợp nhiều phương án dạy học, tổ chức lớp học, kiểm tra đánh giá khác nhau, phương thức thực hiện các hoạt động đánh giá đồng cấp, tự đánh giá và chiêm nghiệm (reflexive practices)… để có thể tự tin, chủ động và linh hoạt hơn trong công tác giảng dạy của mình.
Tránh bồi dưỡng nặng về lý thuyết, xa rời thực tiễn
Thứ tư, công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh cũng cần nắm được đặc thù của cấp học cũng như vùng miền … để đưa ra những nội dung và phương pháp bồi dưỡng hiệu quả dành cho giáo viên.
Dễ nhận thấy hình thức bồi dưỡng giáo viên nặng tính lý thuyết, giáo điều, nhồi nhét và xa rời thực tế… ngày càng trở nên lỗi thời và bất cập, đặc biệt đối với việc thực hiện CTGDPT mới.
Ví dụ như với cấp THCS, làm sao để lồng ghép các hình thức dạy học hiện đại như dự án, trải nghiệm, tích hợp nhiều kỹ năng, hay thông qua các nội dung chuyên ngành … trong điều kiện lớp học có sĩ số đông, cơ sở vật chất hạn chế và thời lượng eo hẹp là một trong những vấn đề gây nhiều khó khăn đối với giáo viên.
Do đó, nếu các chương trình bồi dưỡng giáo viên chỉ bàn luận một cách chung chung, hàn lâm, mà không giải quyết trực diện những vấn đề nói trên bằng cách đưa ra những gợi ý, phương án dạy học… cho giáo viên, hay đơn giản là dành thời gian cho chính giáo viên thực hành, nhận xét lẫn nhau, và cùng chia sẻ trải nghiệm, sáng kiến của bản thân mình để giải quyết những vấn đề hàng ngày trên lớp học, thì các chương trình bồi dưỡng đó khó có thể khiến giáo viên cảm thấy hữu ích được.
Trên đây là một số đường hướng có tính gợi ý nhằm hướng tới cải thiện chất lượng bồi dưỡng giáo viên cấp THCS và THPT nhằm đáp ứng nhu cầu của CTGDPT môn tiếng Anh mới.
Mặc dù những giải pháp trên có thể chưa thật sự toàn diện, đầy đủ thì việc nâng cao nhận thức và kêu gọi sự tham gia đồng bộ của các đối tượng liên quan tới công tác bồi dưỡng giáo viên (như các nhà hoạch định chính sách, các đơn vị cung cấp các chương trình bồi dưỡng giáo viên, các đơn vị đào tạo cử giáo viên tham gia công tác bồi dưỡng, giáo viên tham gia bồi dưỡng…) là hết sức cần thiết để CTGDPT môn tiếng Anh mới có thể phát huy được tính hiệu quả của mình sớm nhất trong thời gian tới.
Tiến sĩ Vũ Hải Hà – Trưởng Khoa Sư phạm Tiếng Anh – Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN.
voa learning english

4 CẢNH BÁO TRONG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIẾNG ANH ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GDPT MỚI

Mic.seo3  |  at  tháng 12 08, 2019

Trong bối cảnh dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam còn nhiều khó khăn như hiện nay, Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới   sẽ đặt ra những thử thách không nhỏ đối với công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh, nhất là giáo viên ở 2 cấp học THCS, THPT.

Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) môn tiếng Anh mới (ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã kế thừa và tích hợp những đường hướng giáo dục tiên tiến trên thế giới như dạy học theo định hướng phát triển năng lực, lấy người học làm trung tâm, và đảm bảo tính linh hoạt để phù hợp với bối cảnh dạy và học tiếng Anh tại các địa phương khác nhau …
Tuy nhiên, không khó để nhận thấy trong bối cảnh dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam còn nhiều khó khăn như hiện nay, chương trình GDPT mới nói trên cũng sẽ đặt ra những thử thách không nhỏ đối với công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh nói chung  và công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh ở hai cấp học THCS, THPT nói riêng.
Chương trình GDPT mới sẽ đặt ra những thử thách không nhỏ đối với công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh.
Tiến sĩ Vũ Hải Hà – Trưởng Khoa Sư phạm Tiếng Anh – Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN đã đưa ra 4 đề xuất chính nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên ở hai cấp học trên trong thời gian tới.
Giáo viên phải hiểu khái niệm mới
Thứ nhất, Nếu như trước đây, việc giảng dạy tiếng Anh tập trung chủ yếu vào việc phát triển ở người học năng lực sử dụng tiếng Anh làm công cụ giao tiếp, thì với đường hướng phát triển năng lực và lấy người học làm trung tâm, chương trình giáo dục phổ thông tiếng Anh mới còn song song hướng tới việc bồi dưỡng kiến thức của người học về ngôn ngữ và văn hóa của các nước nói tiếng Anh cũng như Việt Nam.
Đồng thời, phát triển ở người học thái độ tích cực đối với việc học, định hướng học tập trong tương lai, nghề nghiệp, cũng như với người dân và văn hóa của các nước trên thế giới; phát triển kỹ năng, phương pháp học tập tiếng Anh cũng như những môn khác trong CTGDPT.
Điều này cho thấy các chương trình bồi dưỡng giáo viên cũng phải có sự điều chỉnh tương ứng, để không chỉ trang bị cho giáo viên kiến thức hay kỹ năng giảng dạy các kỹ năng thực hành tiếng, mà còn có thể giúp cho họ hiểu rõ và nắm vững được những khái niệm mới trong CTGDPT mới, như “năng lực”, “thái độ” hay “kỹ năng (mềm)”…hay những nội dung kiến thức mà nhiều giáo viên có thể còn chưa thấy tự tin, như kiến thức văn hóa thế giới và Việt Nam, hay mối liên hệ giữa môn tiếng Anh với các môn học khác trong CTGDPT tổng thể.
Giáo viên phải biết lồng ghép kỹ năng mềm với kiến thức văn hóa
Thứ hai, công tác bồi dưỡng cũng cần hỗ trợ giáo viên phương pháp, cách thức, thủ thuật dạy học… nhằm đạt được những mục tiêu trên trong bài dạy của mình. Nói cách khác, nếu người học cần phát triển bộ ba: kiến thức, kỹ năng (bao gồm kỹ năng thực hành tiếng cũng như kỹ năng mềm) và thái độ, thì người dạy cũng cần nắm được phương pháp giúp cho người học phát triển những kiến thức, kỹ năng, thái độ đó.
Ví dụ như chương trình bồi dưỡng giáo viên trong thời gian tới cần giúp giáo viên biết cách lồng ghép việc phát triển những kỹ năng mềm, những kiến thức văn hóa, hay những kiến thức của các môn học khác thông qua việc dạy tiếng Anh.
Điều này về lý thuyết có thể đạt được thông qua các hình thức dạy học phi truyền thống như: dạy học qua dự án, dạy học tích hợp các kỹ năng, dạy tiếng Anh thông qua các nội dung chuyên ngành… nhưng thực tế cho thấy những hình thức dạy học này còn khá mới mẻ ở Việt Nam và có thể gây bỡ ngỡ đối với nhiều giáo viên.
Do đó, họ cần phải được học hỏi, trau dồi, luyện tập thêm mới có thể áp dụng chúng nhuần nhuyễn và hiệu quả trên lớp học của mình.
Giáo viên được chủ động trong lựa chọn tài liệu
Thứ ba, công tác bồi dưỡng cũng giúp cho giáo viên tự tin, chủ động và linh hoạt hơn trong lớp học của mình.
Thay vì việc dạy cho giáo viên cách dạy học theo một bộ sách, một giáo án cụ thể, một phương pháp duy nhất được cho là “tối ưu” hay thiết kế và tiến hành kiểm tra đánh giá theo một hình thức duy nhất hay theo một bài thi chuẩn nào… thì việc bồi dưỡng giáo viên trong thời gian tới cần hướng tới giúp cho giáo viên dạy học và kiểm tra đánh giá đáp ứng các yêu cầu được đặt ra của một chương trình khung chung (CTGDPT môn tiếng Anh mới).
Điều đó có nghĩa là giáo viên (với sự tư vấn của những bên liên quan) có thể chủ động hơn trong lựa chọn tài liệu, nội dung, quy trình và phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá … phù hợp với việc đạt được mục tiêu chung của CTGDPT môn tiếng Anh đề ra cho cấp học, hay lớp học đó.
Giáo viên, cần được hướng dẫn cách lựa chọn, thiết kế, điều chỉnh, đánh giá tài liệu, cách kết hợp nhiều phương án dạy học, tổ chức lớp học, kiểm tra đánh giá khác nhau, phương thức thực hiện các hoạt động đánh giá đồng cấp, tự đánh giá và chiêm nghiệm (reflexive practices)… để có thể tự tin, chủ động và linh hoạt hơn trong công tác giảng dạy của mình.
Tránh bồi dưỡng nặng về lý thuyết, xa rời thực tiễn
Thứ tư, công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh cũng cần nắm được đặc thù của cấp học cũng như vùng miền … để đưa ra những nội dung và phương pháp bồi dưỡng hiệu quả dành cho giáo viên.
Dễ nhận thấy hình thức bồi dưỡng giáo viên nặng tính lý thuyết, giáo điều, nhồi nhét và xa rời thực tế… ngày càng trở nên lỗi thời và bất cập, đặc biệt đối với việc thực hiện CTGDPT mới.
Ví dụ như với cấp THCS, làm sao để lồng ghép các hình thức dạy học hiện đại như dự án, trải nghiệm, tích hợp nhiều kỹ năng, hay thông qua các nội dung chuyên ngành … trong điều kiện lớp học có sĩ số đông, cơ sở vật chất hạn chế và thời lượng eo hẹp là một trong những vấn đề gây nhiều khó khăn đối với giáo viên.
Do đó, nếu các chương trình bồi dưỡng giáo viên chỉ bàn luận một cách chung chung, hàn lâm, mà không giải quyết trực diện những vấn đề nói trên bằng cách đưa ra những gợi ý, phương án dạy học… cho giáo viên, hay đơn giản là dành thời gian cho chính giáo viên thực hành, nhận xét lẫn nhau, và cùng chia sẻ trải nghiệm, sáng kiến của bản thân mình để giải quyết những vấn đề hàng ngày trên lớp học, thì các chương trình bồi dưỡng đó khó có thể khiến giáo viên cảm thấy hữu ích được.
Trên đây là một số đường hướng có tính gợi ý nhằm hướng tới cải thiện chất lượng bồi dưỡng giáo viên cấp THCS và THPT nhằm đáp ứng nhu cầu của CTGDPT môn tiếng Anh mới.
Mặc dù những giải pháp trên có thể chưa thật sự toàn diện, đầy đủ thì việc nâng cao nhận thức và kêu gọi sự tham gia đồng bộ của các đối tượng liên quan tới công tác bồi dưỡng giáo viên (như các nhà hoạch định chính sách, các đơn vị cung cấp các chương trình bồi dưỡng giáo viên, các đơn vị đào tạo cử giáo viên tham gia công tác bồi dưỡng, giáo viên tham gia bồi dưỡng…) là hết sức cần thiết để CTGDPT môn tiếng Anh mới có thể phát huy được tính hiệu quả của mình sớm nhất trong thời gian tới.
Tiến sĩ Vũ Hải Hà – Trưởng Khoa Sư phạm Tiếng Anh – Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN.

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2019

Việc đào tạo giáo viên tiếng Anh từ các trường sư phạm không theo chuẩn; bậc tiểu học hiện không có biên chế cho giáo viên tiếng Anh nên không thu hút được giáo viên giỏi.

Tỉ lệ giáo viên (GV) tiếng Anh chưa đạt chuẩn lên tới gần 75% ở bậc tiểu học và 90% ở bậc THPT mà Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa công bố là con số gây lo lắng. Trong khi đó, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng tình trạng giáo viên tiếng Anh không đạt chuẩn là dễ hiểu bởi từ trước đến nay, đào tạo giáo viên trong nước không có chuẩn như giáo viên bản ngữ.
Không có biên chế, trả lương ít
Chị Nguyễn Lan Chi – phụ huynh học sinh lớp 5 tại một trường tiểu học của quận Cầu Giấy, Hà Nội – cho biết con gái chị thường xuyên phàn nàn về giờ học tiếng Anh ở lớp. “Đi học tiếng Anh ở trung tâm thì cháu rất hứng thú nhưng học ở trường thì cháu chán, thậm chí còn ghét môn học này. Cháu nói cô giáo dạy tiếng Anh ở trường phát âm không đúng như trong đĩa cũng như các cô giáo dạy ở trung tâm ” – chị Lan Chi kể lại và đem chuyện này nói với hiệu trưởng thì được giải thích rằng vì nhà trường không có biên chế cho giáo viên tiếng Anh nên trường phải ký hợp đồng với GV bên ngoài. “Cô hiệu trưởng cũng cho biết thu nhập GV ngoài biên chế rất thấp, trong khi không có thêm khoản thu nhập nào khác nên rất khó thu hút được GV có chất lượng như yêu cầu mà Bộ GD-ĐT đặt ra, mong các phụ huynh thông cảm chờ trường tuyển GV khác” – chị Lan Chi kể.
Giờ học tiếng Anh tại Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, quận 4, TPHCM
Khó khăn trong việc tuyển chọn giáo viên tiếng Anh của trường tiểu học này cũng là khó khăn chung của tất cả các trường trên toàn quốc. Chế độ đãi ngộ giáo viên tiếng Anh còn thấp là nguyên nhân quan trọng khiến các trường khó kiếm được người giỏi tham gia giảng dạy. Bà Đoàn Thị Minh Công, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hải Dương, cho biết vì bậc tiểu học không có biên chế giáo viên tiếng Anh nên chi phí để chi trả cho GV là vô cùng khó khăn, phải vận dụng theo cách xã hội hóa. Trong khi đó, nhiều GV cho rằng mức chi trả cho công tác xây dựng chương trình biên soạn giáo khoa, tài liệu giảng dạy, lương hợp đồng của GV quá thấp, không phù hợp thực tiễn. Bà Vũ Thị Tú Anh, Phó trưởng Ban Thường trực Đề án Ngoại ngữ quốc gia đến năm 2020, thừa nhận chế độ đãi ngộ với giáo viên thấp do tiếng Anh chưa phải môn học bắt buộc ở bậc tiểu học trong khi biên chế GV bậc này rất ít. Số tiết chuẩn 18 tiết/tuần nhưng thực tế có GV dạy 30-40 tiết/tuần.
Theo thống kê mới nhất của Ban Thường trực Đề án Ngoại ngữ quốc gia đến năm 2020, sau 3 năm triển khai đề án (2017-2019), tổng hợp báo cáo của 42 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho thấy tỉ lệ giáo viên tiếng Anh phổ thông chưa đạt chuẩn năng lực ngôn ngữ theo quy định vẫn rất cao. Cụ thể, gần 75% giáo viên tiếng Anh tiểu học và gần 90% GV tiếng Anh THPT chưa đạt chuẩn năng lực ngôn ngữ. Theo PGS-TS Phan Quế, Phó trưởng Ban Thường trực Đề án Ngoại ngữ quốc gia đến năm 2020, kết quả khảo sát một số đơn vị cho thấy nếu chiếu theo khung chuẩn châu Âu thì bậc THPT có tới 98% GV chưa đạt yêu cầu. Yêu cầu đặt ra là GV phải có trình độ C1 nhưng hiện nay tuyệt đại đa số GV mới chỉ đạt chuẩn trình độ ở mức độ B1 và B2.
Tại TPHCM, ông Nguyễn Hoài Chương, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP, cho biết qua khảo sát sơ bộ, tỉ lệ GV tiếng Anh ở bậc tiểu học, THCS, THPT chưa đạt chuẩn ở TP chiếm khoảng 50%. Ông Chương cho rằng tỉ lệ GV không đạt chuẩn là vấn đề “lịch sử để lại” vì từ trước đến nay chuẩn của GV tiếng Anh lại là chuẩn Việt Nam, nay ngành GD-ĐT áp dụng chuẩn châu Âu, tức chuẩn quốc tế, thì nhiều GV không đạt là dễ hiểu.
TS Đặng Văn Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo khu vực SEAMEO tại Việt Nam, cũng không bất ngờ trước tỉ lệ GV tiếng Anh không đạt chuẩn. Theo ông Hùng, từ sau 1975 đến nay, đầu ra của giáo sinh ngành tiếng Anh ở các trường ĐH chưa bao giờ có chuẩn chung. Nghĩa là sinh viên cứ hoàn thành chương trình đào tạo ở trong trường theo chuẩn của Việt Nam thì nghiễm nhiên ra trường làm GV. “Đào tạo kiểu Việt Nam mà dùng tiêu chuẩn quốc tế làm thước đo thì vênh là phải” – TS Hùng nói.
Nhiều tỉnh không có giáo viên ngoại ngữ đạt chuẩn
Theo khảo sát trình độ GV ngoại ngữ của Sở GD-ĐT tỉnh Hải Dương thì chỉ có 14% GV cấp tiểu học và THCS đạt chuẩn; ở bậc THPT, kết quả còn tệ hại hơn khi chỉ có 4% GV đạt yêu cầu đề ra. Trong khoảng 700 GV tham gia sát hạch, chỉ có chục người vượt qua đợt kiểm tra đầu tiên của Bộ GD-ĐT. Trong số những người trượt, có người chưa đạt trình độ B1 nhưng vẫn đang dạy tiếng Anh theo chương trình tự chọn ở trường, thậm chí có những GV có trình độ năng lực ngoại ngữ thấp hơn so với chuẩn từ 3-4 bậc.
Bà Vũ Thị Nga, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thái Nguyên, cho biết tỉnh chỉ có 12 người đạt B1 và B2, chưa có ai đạt C1. Tại tỉnh Bắc Kạn, kết quả khảo sát trên 250 GV cho thấy tất cả đều không đạt chuẩn. Con số GV đạt chuẩn tại tỉnh Lạng Sơn là 50/780 người được khảo sát trình độ.
Theo: Người Lao Động
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
voa learning english

GIÁO VIÊN TIẾNG ANH VÊNH CHUẨN Ở NHIỀU NƠI, VÌ SAO?

Mic.seo3  |  at  tháng 11 29, 2019

Việc đào tạo giáo viên tiếng Anh từ các trường sư phạm không theo chuẩn; bậc tiểu học hiện không có biên chế cho giáo viên tiếng Anh nên không thu hút được giáo viên giỏi.

Tỉ lệ giáo viên (GV) tiếng Anh chưa đạt chuẩn lên tới gần 75% ở bậc tiểu học và 90% ở bậc THPT mà Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa công bố là con số gây lo lắng. Trong khi đó, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng tình trạng giáo viên tiếng Anh không đạt chuẩn là dễ hiểu bởi từ trước đến nay, đào tạo giáo viên trong nước không có chuẩn như giáo viên bản ngữ.
Không có biên chế, trả lương ít
Chị Nguyễn Lan Chi – phụ huynh học sinh lớp 5 tại một trường tiểu học của quận Cầu Giấy, Hà Nội – cho biết con gái chị thường xuyên phàn nàn về giờ học tiếng Anh ở lớp. “Đi học tiếng Anh ở trung tâm thì cháu rất hứng thú nhưng học ở trường thì cháu chán, thậm chí còn ghét môn học này. Cháu nói cô giáo dạy tiếng Anh ở trường phát âm không đúng như trong đĩa cũng như các cô giáo dạy ở trung tâm ” – chị Lan Chi kể lại và đem chuyện này nói với hiệu trưởng thì được giải thích rằng vì nhà trường không có biên chế cho giáo viên tiếng Anh nên trường phải ký hợp đồng với GV bên ngoài. “Cô hiệu trưởng cũng cho biết thu nhập GV ngoài biên chế rất thấp, trong khi không có thêm khoản thu nhập nào khác nên rất khó thu hút được GV có chất lượng như yêu cầu mà Bộ GD-ĐT đặt ra, mong các phụ huynh thông cảm chờ trường tuyển GV khác” – chị Lan Chi kể.
Giờ học tiếng Anh tại Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, quận 4, TPHCM
Khó khăn trong việc tuyển chọn giáo viên tiếng Anh của trường tiểu học này cũng là khó khăn chung của tất cả các trường trên toàn quốc. Chế độ đãi ngộ giáo viên tiếng Anh còn thấp là nguyên nhân quan trọng khiến các trường khó kiếm được người giỏi tham gia giảng dạy. Bà Đoàn Thị Minh Công, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hải Dương, cho biết vì bậc tiểu học không có biên chế giáo viên tiếng Anh nên chi phí để chi trả cho GV là vô cùng khó khăn, phải vận dụng theo cách xã hội hóa. Trong khi đó, nhiều GV cho rằng mức chi trả cho công tác xây dựng chương trình biên soạn giáo khoa, tài liệu giảng dạy, lương hợp đồng của GV quá thấp, không phù hợp thực tiễn. Bà Vũ Thị Tú Anh, Phó trưởng Ban Thường trực Đề án Ngoại ngữ quốc gia đến năm 2020, thừa nhận chế độ đãi ngộ với giáo viên thấp do tiếng Anh chưa phải môn học bắt buộc ở bậc tiểu học trong khi biên chế GV bậc này rất ít. Số tiết chuẩn 18 tiết/tuần nhưng thực tế có GV dạy 30-40 tiết/tuần.
Theo thống kê mới nhất của Ban Thường trực Đề án Ngoại ngữ quốc gia đến năm 2020, sau 3 năm triển khai đề án (2017-2019), tổng hợp báo cáo của 42 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho thấy tỉ lệ giáo viên tiếng Anh phổ thông chưa đạt chuẩn năng lực ngôn ngữ theo quy định vẫn rất cao. Cụ thể, gần 75% giáo viên tiếng Anh tiểu học và gần 90% GV tiếng Anh THPT chưa đạt chuẩn năng lực ngôn ngữ. Theo PGS-TS Phan Quế, Phó trưởng Ban Thường trực Đề án Ngoại ngữ quốc gia đến năm 2020, kết quả khảo sát một số đơn vị cho thấy nếu chiếu theo khung chuẩn châu Âu thì bậc THPT có tới 98% GV chưa đạt yêu cầu. Yêu cầu đặt ra là GV phải có trình độ C1 nhưng hiện nay tuyệt đại đa số GV mới chỉ đạt chuẩn trình độ ở mức độ B1 và B2.
Tại TPHCM, ông Nguyễn Hoài Chương, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP, cho biết qua khảo sát sơ bộ, tỉ lệ GV tiếng Anh ở bậc tiểu học, THCS, THPT chưa đạt chuẩn ở TP chiếm khoảng 50%. Ông Chương cho rằng tỉ lệ GV không đạt chuẩn là vấn đề “lịch sử để lại” vì từ trước đến nay chuẩn của GV tiếng Anh lại là chuẩn Việt Nam, nay ngành GD-ĐT áp dụng chuẩn châu Âu, tức chuẩn quốc tế, thì nhiều GV không đạt là dễ hiểu.
TS Đặng Văn Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo khu vực SEAMEO tại Việt Nam, cũng không bất ngờ trước tỉ lệ GV tiếng Anh không đạt chuẩn. Theo ông Hùng, từ sau 1975 đến nay, đầu ra của giáo sinh ngành tiếng Anh ở các trường ĐH chưa bao giờ có chuẩn chung. Nghĩa là sinh viên cứ hoàn thành chương trình đào tạo ở trong trường theo chuẩn của Việt Nam thì nghiễm nhiên ra trường làm GV. “Đào tạo kiểu Việt Nam mà dùng tiêu chuẩn quốc tế làm thước đo thì vênh là phải” – TS Hùng nói.
Nhiều tỉnh không có giáo viên ngoại ngữ đạt chuẩn
Theo khảo sát trình độ GV ngoại ngữ của Sở GD-ĐT tỉnh Hải Dương thì chỉ có 14% GV cấp tiểu học và THCS đạt chuẩn; ở bậc THPT, kết quả còn tệ hại hơn khi chỉ có 4% GV đạt yêu cầu đề ra. Trong khoảng 700 GV tham gia sát hạch, chỉ có chục người vượt qua đợt kiểm tra đầu tiên của Bộ GD-ĐT. Trong số những người trượt, có người chưa đạt trình độ B1 nhưng vẫn đang dạy tiếng Anh theo chương trình tự chọn ở trường, thậm chí có những GV có trình độ năng lực ngoại ngữ thấp hơn so với chuẩn từ 3-4 bậc.
Bà Vũ Thị Nga, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thái Nguyên, cho biết tỉnh chỉ có 12 người đạt B1 và B2, chưa có ai đạt C1. Tại tỉnh Bắc Kạn, kết quả khảo sát trên 250 GV cho thấy tất cả đều không đạt chuẩn. Con số GV đạt chuẩn tại tỉnh Lạng Sơn là 50/780 người được khảo sát trình độ.
Theo: Người Lao Động
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2019

Việc dạy và học ngoại ngữ hiện nay ở các trường phổ thông đang có nhiều vấn đề cần giải quyết; trình độ tiếng Anh đang có sự chênh lệch rất lớn giữa các tỉnh, thành tại Việt Nam

Theo bảng xếp hạng Chỉ số thông thạo Anh ngữ của 88 quốc gia trên thế giới do Tổ chức Giáo dục quốc tế EF (Education First) thực hiện vừa công bố tại TP Hà Nội, cuối năm 2018 – 2019, Việt Nam đứng thứ 7 ở châu Á. Theo đó, so với năm đầu tiên tham gia đánh giá (2011) thì những năm gần đây, Việt Nam liên tục vượt hạng về chỉ số thông thạo Anh ngữ (EPI).
Chưa phổ cập ở tất cả vùng miền
Đánh giá cao tính nghiêm túc của nghiên cứu nhưng nhiều chuyên gia về ngoại ngữ khẳng định kết quả mà Tổ chức Giáo dục quốc tế EF công bố là vội vàng, không thực chất. Ông Cao Huy Thảo, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Quốc tế Việt – Úc, cho rằng không thể phủ nhận trình độ tiếng Anh của giới trẻ hiện nay tốt hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, phải phân tích rõ nguyên nhân do đâu, để từ đó có chính sách, biện pháp nâng cao hiệu quả đào tạo.
Còn theo thạc sĩ Nguyễn Hồ Thụy Anh, giảng viên Trường Phát triển tài năng và tính cách John Robert Powers, nguyên giảng viên Khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Sài Gòn, điều dễ nhận thấy là trình độ tiếng Anh hiện nay có sự chênh lệch rất lớn giữa các tỉnh, thành. Nếu nói trình độ tiếng Anh phát triển thì nó chỉ diễn ra ở các TP lớn, có nhiều khả năng tiếp cận với việc học ngoại ngữ. Còn rõ ràng, tiếng Anh vẫn chưa phổ cập được ở tất cả vùng miền.
“Có một nguyên tắc là nơi nào có cầu mới có cung. Hiện nay, bao nhiêu trường sư phạm có mã ngành đào tạo giáo viên chuyên về tiếng Anh, hay chỉ là học mấy tiết tiếng Anh trong chương trình khung theo quy định? Hơn nữa, kết quả bảng xếp hạng mà EF công bố không đại diện cho tất cả mẫu. Chỉ là một thao tác trên mạng, ai vào làm bài test thì vào nên kết quả dĩ nhiên không đại diện cho tất cả. Ngay cả TP lớn, cũng không hẳn tất cả học sinh (HS) đều được tiếp cận tiếng Anh. Bên cạnh đó, những em giỏi tiếng Anh có thật sự chỉ nhờ kết quả học tại trường hay còn học thêm ngoài trung tâm?” – cô Thụy Anh đặt vấn đề.
Hiệu trưởng một trường tiểu học nhìn nhận đề án ngoại ngữ 2020, mang tiếng là đề án phổ cập tiếng Anh nhưng cho đến nay, bao nhiêu tỉnh, thành phổ cập được HS học tiếng Anh từ lớp 3. “Đó là còn chưa nói số tiết tiếng Anh theo đề án này hiện nay là 4 tiết/tuần, thời lượng quá ít, ngưỡng đầu vào dưới chuẩn thì việc lạc quan vào một bảng xếp hạng là vội vàng” – vị này nhận xét.
Đầu tư nhiều, hiệu quả vẫn thấp
Theo nhiều chuyên gia về giáo dục, tiếng Anh là môn học luôn được đầu tư nhiều cả về vật chất, phương tiện dạy học, đội ngũ giáo viên. Thế nhưng, vì sao phổ điểm môn thi tiếng Anh luôn ở mức thấp dù chi phí cho việc dạy học môn này ở các bậc học luôn được đầu tư nhiều nhất? Đặc biệt, TP HCM là địa phương được đánh giá cao về trình độ tiếng Anh, mức độ đầu tư trang thiết bị và trình độ giáo viên nhưng kết quả tại các kỳ thi cũng không khả quan.
Thầy Đặng Thanh Huân, giáo viên tiếng Anh Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP HCM), cho rằng có một thực tế là dù đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường nhưng phần lớn những phương tiện này còn nặng về trình diễn, không có tính ứng dụng và xuyên suốt.
Việc dạy và học máy móc khiến tâm lý HS chới với mỗi khi đề thi có thay đổi hoặc dù chỉ biến đổi đi một chút do thiếu kỹ năng làm bài, làm một cách máy móc chứ không thật hiểu và không biết ứng dụng. Trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, đề thi chủ yếu rơi vào 2 phần ngữ pháp và đọc hiểu, phần đọc hiểu chiếm 20/50 câu hỏi của đề thi, nghĩa là đến 40% tổng điểm nhưng thí sinh lại mất điểm phần lớn ở phần này mà phần đọc hiểu cần nhất là kỹ năng làm bài. Cũng theo thầy Huân, để việc học tiếng Anh hiệu quả, HS cần 3 yếu tố là vốn từ vựng, kỹ năng đọc hiểu và kiến thức nền. Thiếu bất cứ yếu tố nào trong này đều dẫn tới những kết quả không tốt.
Học tiếng Anh để đối phó
Theo ông Cao Huy Thảo, chính chương trình, thi cử hiện nay đã khiến việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường giảm hiệu quả. Người học ngoại ngữ còn mang tính đối phó, xem bằng cấp như một tiêu chuẩn, điều kiện để bổ túc hồ sơ thi tuyển, xin việc, bổ nhiệm… Những người thực sự cần tiếng Anh để làm việc không thể dựa vào chương trình đào tạo chính khóa trong nhà trường mà phải bỏ thêm tiền bạc, thời gian để vào các trung tâm ngoại ngữ của nước ngoài học nâng cao.
Theo:ĐT
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu

voa learning english

TRÌNH ĐỘ HỌC NGOẠI NGỮ ĐẶC BIỆT LÀ TIẾNG ANH ĐANG CÓ SỰ CHÊNH LỆCH RẤT LỚN GIỮA CÁC TỈNH, THÀNH TẠI VIỆT NAM

Mic.seo3  |  at  tháng 11 22, 2019

Việc dạy và học ngoại ngữ hiện nay ở các trường phổ thông đang có nhiều vấn đề cần giải quyết; trình độ tiếng Anh đang có sự chênh lệch rất lớn giữa các tỉnh, thành tại Việt Nam

Theo bảng xếp hạng Chỉ số thông thạo Anh ngữ của 88 quốc gia trên thế giới do Tổ chức Giáo dục quốc tế EF (Education First) thực hiện vừa công bố tại TP Hà Nội, cuối năm 2018 – 2019, Việt Nam đứng thứ 7 ở châu Á. Theo đó, so với năm đầu tiên tham gia đánh giá (2011) thì những năm gần đây, Việt Nam liên tục vượt hạng về chỉ số thông thạo Anh ngữ (EPI).
Chưa phổ cập ở tất cả vùng miền
Đánh giá cao tính nghiêm túc của nghiên cứu nhưng nhiều chuyên gia về ngoại ngữ khẳng định kết quả mà Tổ chức Giáo dục quốc tế EF công bố là vội vàng, không thực chất. Ông Cao Huy Thảo, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Quốc tế Việt – Úc, cho rằng không thể phủ nhận trình độ tiếng Anh của giới trẻ hiện nay tốt hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, phải phân tích rõ nguyên nhân do đâu, để từ đó có chính sách, biện pháp nâng cao hiệu quả đào tạo.
Còn theo thạc sĩ Nguyễn Hồ Thụy Anh, giảng viên Trường Phát triển tài năng và tính cách John Robert Powers, nguyên giảng viên Khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Sài Gòn, điều dễ nhận thấy là trình độ tiếng Anh hiện nay có sự chênh lệch rất lớn giữa các tỉnh, thành. Nếu nói trình độ tiếng Anh phát triển thì nó chỉ diễn ra ở các TP lớn, có nhiều khả năng tiếp cận với việc học ngoại ngữ. Còn rõ ràng, tiếng Anh vẫn chưa phổ cập được ở tất cả vùng miền.
“Có một nguyên tắc là nơi nào có cầu mới có cung. Hiện nay, bao nhiêu trường sư phạm có mã ngành đào tạo giáo viên chuyên về tiếng Anh, hay chỉ là học mấy tiết tiếng Anh trong chương trình khung theo quy định? Hơn nữa, kết quả bảng xếp hạng mà EF công bố không đại diện cho tất cả mẫu. Chỉ là một thao tác trên mạng, ai vào làm bài test thì vào nên kết quả dĩ nhiên không đại diện cho tất cả. Ngay cả TP lớn, cũng không hẳn tất cả học sinh (HS) đều được tiếp cận tiếng Anh. Bên cạnh đó, những em giỏi tiếng Anh có thật sự chỉ nhờ kết quả học tại trường hay còn học thêm ngoài trung tâm?” – cô Thụy Anh đặt vấn đề.
Hiệu trưởng một trường tiểu học nhìn nhận đề án ngoại ngữ 2020, mang tiếng là đề án phổ cập tiếng Anh nhưng cho đến nay, bao nhiêu tỉnh, thành phổ cập được HS học tiếng Anh từ lớp 3. “Đó là còn chưa nói số tiết tiếng Anh theo đề án này hiện nay là 4 tiết/tuần, thời lượng quá ít, ngưỡng đầu vào dưới chuẩn thì việc lạc quan vào một bảng xếp hạng là vội vàng” – vị này nhận xét.
Đầu tư nhiều, hiệu quả vẫn thấp
Theo nhiều chuyên gia về giáo dục, tiếng Anh là môn học luôn được đầu tư nhiều cả về vật chất, phương tiện dạy học, đội ngũ giáo viên. Thế nhưng, vì sao phổ điểm môn thi tiếng Anh luôn ở mức thấp dù chi phí cho việc dạy học môn này ở các bậc học luôn được đầu tư nhiều nhất? Đặc biệt, TP HCM là địa phương được đánh giá cao về trình độ tiếng Anh, mức độ đầu tư trang thiết bị và trình độ giáo viên nhưng kết quả tại các kỳ thi cũng không khả quan.
Thầy Đặng Thanh Huân, giáo viên tiếng Anh Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP HCM), cho rằng có một thực tế là dù đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường nhưng phần lớn những phương tiện này còn nặng về trình diễn, không có tính ứng dụng và xuyên suốt.
Việc dạy và học máy móc khiến tâm lý HS chới với mỗi khi đề thi có thay đổi hoặc dù chỉ biến đổi đi một chút do thiếu kỹ năng làm bài, làm một cách máy móc chứ không thật hiểu và không biết ứng dụng. Trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, đề thi chủ yếu rơi vào 2 phần ngữ pháp và đọc hiểu, phần đọc hiểu chiếm 20/50 câu hỏi của đề thi, nghĩa là đến 40% tổng điểm nhưng thí sinh lại mất điểm phần lớn ở phần này mà phần đọc hiểu cần nhất là kỹ năng làm bài. Cũng theo thầy Huân, để việc học tiếng Anh hiệu quả, HS cần 3 yếu tố là vốn từ vựng, kỹ năng đọc hiểu và kiến thức nền. Thiếu bất cứ yếu tố nào trong này đều dẫn tới những kết quả không tốt.
Học tiếng Anh để đối phó
Theo ông Cao Huy Thảo, chính chương trình, thi cử hiện nay đã khiến việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường giảm hiệu quả. Người học ngoại ngữ còn mang tính đối phó, xem bằng cấp như một tiêu chuẩn, điều kiện để bổ túc hồ sơ thi tuyển, xin việc, bổ nhiệm… Những người thực sự cần tiếng Anh để làm việc không thể dựa vào chương trình đào tạo chính khóa trong nhà trường mà phải bỏ thêm tiền bạc, thời gian để vào các trung tâm ngoại ngữ của nước ngoài học nâng cao.
Theo:ĐT
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu

(MIC)- Triều Tiên được mệnh danh là quốc gia bí ẩn nhất thế giới. Đất nước này đang gắn liền với hình ảnh những vụ phóng tên lửa và đe dọa tấn công hạt nhân.

Tuy nhiên, đi sâu vào cuộc sống bên trong đất nước này, kết bạn với những con người Triều Tiên, chàng sinh viên 24 tuổi người Anh Benjamin Griffin đã khám phá ra những góc thực sự lý thú, không thô ráp và gai góc như nhiều người vẫn tưởng.
Mở mang tầm mắt
“Chúng ta đã vội vàng gắn mác “cấm đoán”, “khép kín”, “điên rồ” và “khốn khổ” cho Triều Tiên. Nhưng tôi muốn vượt qua cái bức tường ngăn cách mà cả thế giới đã tạo nên, có thể chỉ trong chốc lát, và mở ra một cái nhìn về cuộc sống của con người ở Triều Tiên” – Griffin chia sẻ.
Trước khi đặt chân tới Triều Tiên 4 năm trước đây, những hiểu biết của Griffin về đất nước này chỉ gói gọn trong một số tài liệu ít ỏi và những clip trên mạng chia sẻ Youtube. Thế nên, lên đường khám phá Triều Tiên theo một gói du lịch của công ty lữ hành Juche (JTS) – một công ty của nhà nước Triều Tiên, đã giúp chàng sinh viên trẻ mở mang tầm mắt.
“Khi lần đầu tiên được tới Bình Nhưỡng năm 2013, tôi đã tưởng mình sẽ được chứng kiến những đội quân ở khắp nơi… Thực tế tôi lại gặp những con người bình thường, họ làm việc, mua sắm, ăn uống, và có cả những người nhảy múa trong công viên”- Griffin kể. Điều bất ngờ với chàng sinh viên từ xứ sở sương mù lại chính là cuộc sống thường ngày của những người dân ở đất nước bị cô lập nhất thế giới này.
Chàng sinh viên Anh nói thêm: “Sự thật là trong cuộc sống thường ngày của người dân Bình Nhưỡng, họ không đoái hoài tới việc phải làm thế nào tốt nhất để đánh bại Mỹ hay chê bai tư bản xấu xa ra sao. Điều họ quan tâm là “Hôm nay đi mua sắm ở chỗ nào thì hay? Phải làm sao để khẳng định bản thân trong công việc? Liệu con gái tôi có lấy được chồng không?”.
Sau chuyến đi đầu tiên, Griffin đã quyết định quay lại Triều Tiên tình nguyện làm giáo viên tiếng Anh tại một trường cao đẳng du lịch ở Bình Nhưỡng, khi đó anh mới 21 tuổi. Rồi anh trở thành một hướng dẫn viên du lịch của JTS và nay chàng sinh viên trẻ đang tạo ra một “tour du học” cho mọi người ở mọi độ tuổi và mọi quốc tịch có thể tham gia học tập, nghiên cứu tại Đại học Kim Nhật Thành vào tháng 7 tới.
Những người tham gia sẽ được sống trong ký túc xá của trường và học tiếng Triều Tiên 4 giờ/ngày. Thời gian còn lại họ có thể đi tham quan hay tham gia vào các hoạt động như bơi lội, nhảy múa hay đá bóng… Đó sẽ là cơ hội để gặp gỡ người dân Triều Tiên và tìm hiểu cuộc sống của họ.
Theo lời Griffin, tất nhiên Triều Tiên còn nhiều vấn đề khiến người ta quan tâm như chính trị, chương trình hạt nhân, hay nhân quyền… nhưng “tour” học tập của anh chỉ tập trung vào những tương tác giữa con người với con người.
“Tour” du học Triều Tiên
Chàng sinh viên trẻ người Anh vốn đang được các học viên ở Triều Tiên của mình gọi là “Giáo sư”, không phủ nhận những thực tế của cuộc sống ở Triều Tiên, như nạn đói, thiên tai… Những con người ở đây vẫn giữ một thái độ lao động đáng ngưỡng mộ. Tại Bình Nhưỡng, một thành phố dành cho những gia đình ở tầng lớp tinh túy, mọi người thường làm việc 6 ngày/tuần, khoảng 10-12 giờ/ngày. Còn ngày Chủ nhật được dành cho nghỉ ngơi và những công việc tình nguyện, như cắt cỏ hay tổng duyệt các chương trình văn nghệ.
“Chẳng có nhiều thời gian thảnh thơi một mình” – Griffin nói.
Bên cạnh đó, dù các chiến dịch tuyên truyền rất gắt gao bài trừ phương Tây, song một số người Triều Tiên vẫn rất quan tâm tới văn hóa phương Tây, Griffin nói thêm. Những hãng thời trang như Nike hay Adidas, cả hàng thật và hàng nhái, vẫn tìm được đường vào đất nước này. Và những học viên từ những gia đình khá giả mà Griffin dạy học hồi năm 2014 đã thừa nhận rằng họ có biết tới các bộ phim và nghệ sĩ phương Tây.
“Tôi nhớ họ từng hỏi tôi vài tin đồn về Beyonce – về một bộ váy nữ ca sĩ này mặc trong một lễ trao giải – Tôi đã sửng sốt không rõ họ lấy tin tức này ở đâu. Họ còn xem cả những bộ phim Mỹ và Anh mà thậm chí tôi còn chưa từng biết tới”- Griffin kể.
Một điều khiến Griffin cảm thấy rất thú vị trên cương vị một thầy giáo ở Triều Tiên đó là anh không gặp vấn đề trong việc giữ kỷ luật trong lớp học.
Benjamin Griffin dạy tiếng Anh tại trường du lịch ở Bình Nhưỡng. Ảnh: BBC
Anh kể: “Lúc đầu, các học sinh của tôi mang một tác phong có vẻ quân đội. Khi tôi bước vào phòng, chúng ngay lập tức ngưng nói chuyện và đứng lên. Tôi liền nói: Không cần làm vậy đâu. Nay họ chỉ đồng thanh: Xin chào, Giáo sư Ben”.
“Chuyện tiến triển tốt hơn với những lần tôi bắt gặp một số học sinh của mình ở bên ngoài trường học. Chúng kể cho tôi về những câu chuyện bạn trai, bạn gái, hay chuyện ăn trưa ở đâu… Chúng muốn tôi nói chuyện bằng tiếng Anh để có thể thu âm vào điện thoại”- Griffin cho hay.
Chàng thanh niên người Anh cũng bác bỏ những ý kiến cho rằng rút hầu bao để đi du lịch Triều Tiên là đổ tiền vào chương trình hạt nhân của nước này. Anh cho biết toàn bộ số tiền từ những người tham gia tour du học của anh tổ chức đều dùng để trang trải cho chuyến đi.
Theo: BBC
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
voa learning english

GẶP CHÀNG SINH VIÊN ANH MÊ DU HỌC TRIỀU TIÊN

Mic.seo3  |  at  tháng 11 22, 2019

(MIC)- Triều Tiên được mệnh danh là quốc gia bí ẩn nhất thế giới. Đất nước này đang gắn liền với hình ảnh những vụ phóng tên lửa và đe dọa tấn công hạt nhân.

Tuy nhiên, đi sâu vào cuộc sống bên trong đất nước này, kết bạn với những con người Triều Tiên, chàng sinh viên 24 tuổi người Anh Benjamin Griffin đã khám phá ra những góc thực sự lý thú, không thô ráp và gai góc như nhiều người vẫn tưởng.
Mở mang tầm mắt
“Chúng ta đã vội vàng gắn mác “cấm đoán”, “khép kín”, “điên rồ” và “khốn khổ” cho Triều Tiên. Nhưng tôi muốn vượt qua cái bức tường ngăn cách mà cả thế giới đã tạo nên, có thể chỉ trong chốc lát, và mở ra một cái nhìn về cuộc sống của con người ở Triều Tiên” – Griffin chia sẻ.
Trước khi đặt chân tới Triều Tiên 4 năm trước đây, những hiểu biết của Griffin về đất nước này chỉ gói gọn trong một số tài liệu ít ỏi và những clip trên mạng chia sẻ Youtube. Thế nên, lên đường khám phá Triều Tiên theo một gói du lịch của công ty lữ hành Juche (JTS) – một công ty của nhà nước Triều Tiên, đã giúp chàng sinh viên trẻ mở mang tầm mắt.
“Khi lần đầu tiên được tới Bình Nhưỡng năm 2013, tôi đã tưởng mình sẽ được chứng kiến những đội quân ở khắp nơi… Thực tế tôi lại gặp những con người bình thường, họ làm việc, mua sắm, ăn uống, và có cả những người nhảy múa trong công viên”- Griffin kể. Điều bất ngờ với chàng sinh viên từ xứ sở sương mù lại chính là cuộc sống thường ngày của những người dân ở đất nước bị cô lập nhất thế giới này.
Chàng sinh viên Anh nói thêm: “Sự thật là trong cuộc sống thường ngày của người dân Bình Nhưỡng, họ không đoái hoài tới việc phải làm thế nào tốt nhất để đánh bại Mỹ hay chê bai tư bản xấu xa ra sao. Điều họ quan tâm là “Hôm nay đi mua sắm ở chỗ nào thì hay? Phải làm sao để khẳng định bản thân trong công việc? Liệu con gái tôi có lấy được chồng không?”.
Sau chuyến đi đầu tiên, Griffin đã quyết định quay lại Triều Tiên tình nguyện làm giáo viên tiếng Anh tại một trường cao đẳng du lịch ở Bình Nhưỡng, khi đó anh mới 21 tuổi. Rồi anh trở thành một hướng dẫn viên du lịch của JTS và nay chàng sinh viên trẻ đang tạo ra một “tour du học” cho mọi người ở mọi độ tuổi và mọi quốc tịch có thể tham gia học tập, nghiên cứu tại Đại học Kim Nhật Thành vào tháng 7 tới.
Những người tham gia sẽ được sống trong ký túc xá của trường và học tiếng Triều Tiên 4 giờ/ngày. Thời gian còn lại họ có thể đi tham quan hay tham gia vào các hoạt động như bơi lội, nhảy múa hay đá bóng… Đó sẽ là cơ hội để gặp gỡ người dân Triều Tiên và tìm hiểu cuộc sống của họ.
Theo lời Griffin, tất nhiên Triều Tiên còn nhiều vấn đề khiến người ta quan tâm như chính trị, chương trình hạt nhân, hay nhân quyền… nhưng “tour” học tập của anh chỉ tập trung vào những tương tác giữa con người với con người.
“Tour” du học Triều Tiên
Chàng sinh viên trẻ người Anh vốn đang được các học viên ở Triều Tiên của mình gọi là “Giáo sư”, không phủ nhận những thực tế của cuộc sống ở Triều Tiên, như nạn đói, thiên tai… Những con người ở đây vẫn giữ một thái độ lao động đáng ngưỡng mộ. Tại Bình Nhưỡng, một thành phố dành cho những gia đình ở tầng lớp tinh túy, mọi người thường làm việc 6 ngày/tuần, khoảng 10-12 giờ/ngày. Còn ngày Chủ nhật được dành cho nghỉ ngơi và những công việc tình nguyện, như cắt cỏ hay tổng duyệt các chương trình văn nghệ.
“Chẳng có nhiều thời gian thảnh thơi một mình” – Griffin nói.
Bên cạnh đó, dù các chiến dịch tuyên truyền rất gắt gao bài trừ phương Tây, song một số người Triều Tiên vẫn rất quan tâm tới văn hóa phương Tây, Griffin nói thêm. Những hãng thời trang như Nike hay Adidas, cả hàng thật và hàng nhái, vẫn tìm được đường vào đất nước này. Và những học viên từ những gia đình khá giả mà Griffin dạy học hồi năm 2014 đã thừa nhận rằng họ có biết tới các bộ phim và nghệ sĩ phương Tây.
“Tôi nhớ họ từng hỏi tôi vài tin đồn về Beyonce – về một bộ váy nữ ca sĩ này mặc trong một lễ trao giải – Tôi đã sửng sốt không rõ họ lấy tin tức này ở đâu. Họ còn xem cả những bộ phim Mỹ và Anh mà thậm chí tôi còn chưa từng biết tới”- Griffin kể.
Một điều khiến Griffin cảm thấy rất thú vị trên cương vị một thầy giáo ở Triều Tiên đó là anh không gặp vấn đề trong việc giữ kỷ luật trong lớp học.
Benjamin Griffin dạy tiếng Anh tại trường du lịch ở Bình Nhưỡng. Ảnh: BBC
Anh kể: “Lúc đầu, các học sinh của tôi mang một tác phong có vẻ quân đội. Khi tôi bước vào phòng, chúng ngay lập tức ngưng nói chuyện và đứng lên. Tôi liền nói: Không cần làm vậy đâu. Nay họ chỉ đồng thanh: Xin chào, Giáo sư Ben”.
“Chuyện tiến triển tốt hơn với những lần tôi bắt gặp một số học sinh của mình ở bên ngoài trường học. Chúng kể cho tôi về những câu chuyện bạn trai, bạn gái, hay chuyện ăn trưa ở đâu… Chúng muốn tôi nói chuyện bằng tiếng Anh để có thể thu âm vào điện thoại”- Griffin cho hay.
Chàng thanh niên người Anh cũng bác bỏ những ý kiến cho rằng rút hầu bao để đi du lịch Triều Tiên là đổ tiền vào chương trình hạt nhân của nước này. Anh cho biết toàn bộ số tiền từ những người tham gia tour du học của anh tổ chức đều dùng để trang trải cho chuyến đi.
Theo: BBC
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2019

(NLĐO)- Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa vừa có thông báo sẽ triệu tập 1.180 giáo viên tiếng Anh trên địa bàn tỉnh này để khảo sát, kiểm tra trình độ năng lực.

Ngày 24-9, tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Thanh Hóa cho biết bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc sở này, vừa có công văn gửi các phòng GD-ĐT huyện, thị xã, TP và các trường THPT trực thuộc, thông báo về việc triển khai kế hoạch khảo sát đánh giá trình độ năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh trên địa bàn tỉnh này đến năm 2025.
Thanh Hóa: Gần 1.200 giáo viên tiếng Anh bị “triệu tập” để kiểm tra năng lực - Ảnh 1.
Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa sẽ kiểm tra năng lực trình độ ngoại ngữ của gần 1.200 giáo viên tiếng Anh
Theo công văn, thực hiện Quyết định số 3475/QĐ-UBND ngày 17-9-2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa về phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa yêu cầu: Phòng GD-ĐT các huyện, các trường THPT trên địa bàn tiến hành rà soát, thống kê số lượng giáo viên tiếng Anh của đơn vị mình theo thứ tự; số giáo viên chưa tham gia và số giáo viên đã tham gia bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ.
Theo công văn này, những giáo viên đã tham gia bồi dưỡng, phòng GD-ĐT các huyện, các trường THPT trên địa bàn cần thống kê theo diện; những giáo viên không đạt chuẩn sau khi tham gia các lớp bồi dưỡng năng lực do Sở GD-ĐT Thanh Hóa tổ chức, những giáo viên tự bồi dưỡng để đạt chuẩn và những giáo viên đạt chuẩn sau khi tham gia các lớp bồi dưỡng, nâng cao năng lực ngoại ngữ do Sở GD-ĐT tổ chức tính từ 2011 đến nay.
“Sở GD-ĐT Thanh Hóa sẽ triệu tập 1.180 giáo viên tiếng Anh trên địa bàn để tham gia khảo sát, đánh giá năng lực ngoại ngữ. Số lượng giáo viên còn lại sẽ tổ chức thi và khảo sát trong năm 2020″- công văn nêu.
Công văn này cũng yêu cầu các đơn vị khẩn trương rà soát, thống kê và báo cáo đến Sở GD-ĐT chậm nhất vào ngày 25-1-2019.
Trước đó, rất nhiều giáo viên tiếng Anh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tỏ ra băn khoăn, lo lắng trước Quyết định số 3475/ QĐ-UBND ngày 17-9-2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Theo quyết định này, tất cả giáo viên Tiếng Anh các cấp học đều phải tham gia khảo sát, kiểm tra trình độ năng lực. Sau khảo sát, nếu giáo viên nào chưa đạt chuẩn thì phải bồi dưỡng để đạt chuẩn theo yêu cầu, ai không tham gia coi như không đạt chuẩn và sẽ điều chuyển, bố trí công việc khác, phù hợp với chính sách tinh giản biên chế.
Sau quyết định này, rất nhiều giáo viên cho rằng mình đã đi học các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ tại các trường đại học có uy tín và được cấp chứng chỉ đạt chuẩn, thế nhưng vẫn nằm trong diện phải khảo sát và bồi dưỡng lại để đạt chuẩn.
 Tin-ảnh: Thanh Tuấn

voa learning english

THANH HÓA: GẦN 1.200 GIÁO VIÊN TIẾNG ANH BỊ “TRIỆU TẬP” ĐỂ KIỂM TRA NĂNG LỰC

Mic.seo3  |  at  tháng 11 15, 2019

(NLĐO)- Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa vừa có thông báo sẽ triệu tập 1.180 giáo viên tiếng Anh trên địa bàn tỉnh này để khảo sát, kiểm tra trình độ năng lực.

Ngày 24-9, tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Thanh Hóa cho biết bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc sở này, vừa có công văn gửi các phòng GD-ĐT huyện, thị xã, TP và các trường THPT trực thuộc, thông báo về việc triển khai kế hoạch khảo sát đánh giá trình độ năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh trên địa bàn tỉnh này đến năm 2025.
Thanh Hóa: Gần 1.200 giáo viên tiếng Anh bị “triệu tập” để kiểm tra năng lực - Ảnh 1.
Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa sẽ kiểm tra năng lực trình độ ngoại ngữ của gần 1.200 giáo viên tiếng Anh
Theo công văn, thực hiện Quyết định số 3475/QĐ-UBND ngày 17-9-2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa về phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa yêu cầu: Phòng GD-ĐT các huyện, các trường THPT trên địa bàn tiến hành rà soát, thống kê số lượng giáo viên tiếng Anh của đơn vị mình theo thứ tự; số giáo viên chưa tham gia và số giáo viên đã tham gia bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ.
Theo công văn này, những giáo viên đã tham gia bồi dưỡng, phòng GD-ĐT các huyện, các trường THPT trên địa bàn cần thống kê theo diện; những giáo viên không đạt chuẩn sau khi tham gia các lớp bồi dưỡng năng lực do Sở GD-ĐT Thanh Hóa tổ chức, những giáo viên tự bồi dưỡng để đạt chuẩn và những giáo viên đạt chuẩn sau khi tham gia các lớp bồi dưỡng, nâng cao năng lực ngoại ngữ do Sở GD-ĐT tổ chức tính từ 2011 đến nay.
“Sở GD-ĐT Thanh Hóa sẽ triệu tập 1.180 giáo viên tiếng Anh trên địa bàn để tham gia khảo sát, đánh giá năng lực ngoại ngữ. Số lượng giáo viên còn lại sẽ tổ chức thi và khảo sát trong năm 2020″- công văn nêu.
Công văn này cũng yêu cầu các đơn vị khẩn trương rà soát, thống kê và báo cáo đến Sở GD-ĐT chậm nhất vào ngày 25-1-2019.
Trước đó, rất nhiều giáo viên tiếng Anh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tỏ ra băn khoăn, lo lắng trước Quyết định số 3475/ QĐ-UBND ngày 17-9-2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Theo quyết định này, tất cả giáo viên Tiếng Anh các cấp học đều phải tham gia khảo sát, kiểm tra trình độ năng lực. Sau khảo sát, nếu giáo viên nào chưa đạt chuẩn thì phải bồi dưỡng để đạt chuẩn theo yêu cầu, ai không tham gia coi như không đạt chuẩn và sẽ điều chuyển, bố trí công việc khác, phù hợp với chính sách tinh giản biên chế.
Sau quyết định này, rất nhiều giáo viên cho rằng mình đã đi học các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ tại các trường đại học có uy tín và được cấp chứng chỉ đạt chuẩn, thế nhưng vẫn nằm trong diện phải khảo sát và bồi dưỡng lại để đạt chuẩn.
 Tin-ảnh: Thanh Tuấn

Chuẩn bị cho năm học mới 2019-2020-2021, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM có nhu cầu tuyển dụng 443 giáo viên và 88 nhân viên ở khối trực thuộc. Hiện đã có 1.200 hồ sơ ứng tuyển

Trong hôm nay (8-7), Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM sẽ xem xét từng hồ sơ có đủ điều kiện theo quy định và tiến hành thi tuyển.
Nhu cầu giáo viên tiếng Anh lớn nhất
Ông Nguyễn Huỳnh Long, Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD-ĐT TP HCM, cho biết tính đến ngày cuối nhận hồ sơ (3-7), đã có hơn 1.200 hồ sơ ứng viên dự tuyển viên chức ngành GD-ĐT TP. Tuy nhiên, sở đang xem xét các hồ sơ có hợp lệ mới biết chính xác ứng viên đăng ký dự tuyển vào môn học nào nhiều nhất.
Theo Sở GD-ĐT TP HCM, năm học 2019-2020-2021, TP có thêm 4 trường THPT trên địa bàn các quận, huyện: 9, Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Chánh. Vì thế, sở dự kiến tuyển dụng 531 viên chức, trong đó tuyển 443 giáo viên (GV) THPT và 88 nhân viên để bổ sung nhu cầu GV, nhân viên đối với các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên và các đơn vị trực thuộc chưa được phân cấp tuyển dụng. Trong đó, tuyển dụng 82 GV tiếng Anh, 61 GV ngữ văn, 54 GV toán nhưng chỉ tuyển thêm 1 GV mỹ thuật và 1 GV âm nhạc trong năm học 2019 – 2020. Như vậy, trong năm học này, nhu cầu tuyển dụng giáo viên tiếng Anh là cao nhất, tiếp đến là ngữ văn và toán.
Việc tuyển dụng viên chức lâu nay tại TP HCM được thực hiện theo 2 vòng. Vòng 1 gồm kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn tại phiếu đăng ký dự tuyển, nếu phù hợp yêu cầu của vị trí việc làm thì người dự tuyển được tham dự vòng kế tiếp. Vòng 2 là thực hành để kiểm tra năng lực về chuyên môn và nghiệp vụ giảng dạy của người dự tuyển (GV) hoặc nghiệp vụ công tác (nhân viên) trong thời gian 45 phút.
Năm học trước (2018-2019) là năm đầu tiên TP HCM tiến hành bỏ điều kiện hộ khẩu trong tuyển dụng viên chức. Đây cũng là năm chứng kiến số hồ sơ dự tuyển tăng đột biến khi có tới hơn 1.800 hồ sơ đăng ký nhưng nhu cầu tuyển dụng chỉ có 363 GV. Cũng từ năm học này, Sở GD-ĐT TP HCM đã phân cấp, giao quyền trực tiếp tuyển dụng GV cho Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa. Đây được xem là chủ trương táo bạo của ngành GD-ĐT TP, tuy nhiên cũng có không ít băn khoăn, lo ngại; nhất là khi chưa công khai hệ thống kiểm tra, giám sát việc tuyển dụng.
Chỉ một số trường được phân cấp tuyển
Theo ông Nguyễn Huỳnh Long, năm học này ở khối THPT vẫn chỉ thực hiện ở 2 trường là Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và Trần Đại Nghĩa. Đồng thời tiếp tục phân cấp tổ chức tuyển dụng viên chức đối với 22 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc, bao gồm một số đơn vị như Trường Mầm non Thành phố, Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, Trường CĐ Bách khoa Nam Sài Gòn, Trường CĐ Kinh tế TP HCM…
Trước đó, theo lộ trình, năm nay sẽ trao thêm cho 3 trường THPT thực hiện mô hình tiên tiến tại TP HCM là: Trường THPT Nguyễn Du (quận 10), Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3), Trường THPT Nguyễn Hiền (quận 11) và các trường chuyên, trường có lớp chuyên tại TP. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, 3 trường THPT vẫn chưa thực hiện được theo lộ trình. “Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29-11-2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng viên chức nên trong cuộc họp mới đây, các trường có đề xuất lùi thời hạn thêm 1 năm để tiến hành tự chủ tuyển dụng. Vì vậy năm nay, 3 trường THPT theo mô hình tiên tiến vẫn chưa thực hiện tự chủ tuyển dụng” – ông Long nói.
Riêng đối với Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và Trần Đại Nghĩa, ông Long cũng cho rằng dù giao quyền cho hiệu trưởng nhưng hồ sơ tuyển dụng vẫn phải gửi về sở để thẩm định và người được tuyển dụng vẫn phải bảo đảm những tiêu chí cơ bản theo quy định của ngành GD-ĐT.
Việc một số trường được tự chủ tuyển dụng, tức là giao quyền tuyển dụng trực tiếp cho hiệu trưởng vừa được xem là đột phá nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi có không ít băn khoăn, lo ngại hiệu trưởng lạm quyền.
Ở góc độ trường sẽ được phân cấp tuyển dụng, ông Hà Hữu Thạch, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3), cho rằng rất nhiều trường mong được tự chủ nhưng sẽ rất khó để thực hiện nếu chỉ được trao quyền tuyển dụng mà không được quyền sa thải những GV không đạt yêu cầu. “Chúng tôi biết là việc này rất khó, nhất là với những GV biên chế, đụng chạm với quy định này kia rất mệt mỏi. Tuy nhiên, chúng tôi chấp nhận cơ chế giám sát, chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu để xảy ra tiêu cực trong tuyển dụng. Nếu được trao quyền, nhà trường sẽ xây dựng bộ tiêu chí tuyển dụng đổi mới theo đặc thù của trường với sự cố vấn của các tổ chuyên môn” – ông Thạch nói.
Theo ông Thạch, vì là trường theo mô hình tiên tiến nên nếu được trao quyền tuyển dụng, trường sẽ tuyển theo đặc thù riêng của nhà trường. Đó là những GV ngoài giỏi chuyên môn còn phải năng động, chịu đổi mới và chắc chắn là những người trẻ; một trong những tiêu chí tiên quyết là những GV này phải sáng tạo.
Theo: TĐ
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
voa learning english

TUYỂN DỤNG GIÁO VIÊN TIẾNG ANH TẠI TP HCM: 3 CHỌN 1

Mic.seo3  |  at  tháng 11 15, 2019

Chuẩn bị cho năm học mới 2019-2020-2021, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM có nhu cầu tuyển dụng 443 giáo viên và 88 nhân viên ở khối trực thuộc. Hiện đã có 1.200 hồ sơ ứng tuyển

Trong hôm nay (8-7), Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM sẽ xem xét từng hồ sơ có đủ điều kiện theo quy định và tiến hành thi tuyển.
Nhu cầu giáo viên tiếng Anh lớn nhất
Ông Nguyễn Huỳnh Long, Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD-ĐT TP HCM, cho biết tính đến ngày cuối nhận hồ sơ (3-7), đã có hơn 1.200 hồ sơ ứng viên dự tuyển viên chức ngành GD-ĐT TP. Tuy nhiên, sở đang xem xét các hồ sơ có hợp lệ mới biết chính xác ứng viên đăng ký dự tuyển vào môn học nào nhiều nhất.
Theo Sở GD-ĐT TP HCM, năm học 2019-2020-2021, TP có thêm 4 trường THPT trên địa bàn các quận, huyện: 9, Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Chánh. Vì thế, sở dự kiến tuyển dụng 531 viên chức, trong đó tuyển 443 giáo viên (GV) THPT và 88 nhân viên để bổ sung nhu cầu GV, nhân viên đối với các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên và các đơn vị trực thuộc chưa được phân cấp tuyển dụng. Trong đó, tuyển dụng 82 GV tiếng Anh, 61 GV ngữ văn, 54 GV toán nhưng chỉ tuyển thêm 1 GV mỹ thuật và 1 GV âm nhạc trong năm học 2019 – 2020. Như vậy, trong năm học này, nhu cầu tuyển dụng giáo viên tiếng Anh là cao nhất, tiếp đến là ngữ văn và toán.
Việc tuyển dụng viên chức lâu nay tại TP HCM được thực hiện theo 2 vòng. Vòng 1 gồm kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn tại phiếu đăng ký dự tuyển, nếu phù hợp yêu cầu của vị trí việc làm thì người dự tuyển được tham dự vòng kế tiếp. Vòng 2 là thực hành để kiểm tra năng lực về chuyên môn và nghiệp vụ giảng dạy của người dự tuyển (GV) hoặc nghiệp vụ công tác (nhân viên) trong thời gian 45 phút.
Năm học trước (2018-2019) là năm đầu tiên TP HCM tiến hành bỏ điều kiện hộ khẩu trong tuyển dụng viên chức. Đây cũng là năm chứng kiến số hồ sơ dự tuyển tăng đột biến khi có tới hơn 1.800 hồ sơ đăng ký nhưng nhu cầu tuyển dụng chỉ có 363 GV. Cũng từ năm học này, Sở GD-ĐT TP HCM đã phân cấp, giao quyền trực tiếp tuyển dụng GV cho Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa. Đây được xem là chủ trương táo bạo của ngành GD-ĐT TP, tuy nhiên cũng có không ít băn khoăn, lo ngại; nhất là khi chưa công khai hệ thống kiểm tra, giám sát việc tuyển dụng.
Chỉ một số trường được phân cấp tuyển
Theo ông Nguyễn Huỳnh Long, năm học này ở khối THPT vẫn chỉ thực hiện ở 2 trường là Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và Trần Đại Nghĩa. Đồng thời tiếp tục phân cấp tổ chức tuyển dụng viên chức đối với 22 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc, bao gồm một số đơn vị như Trường Mầm non Thành phố, Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, Trường CĐ Bách khoa Nam Sài Gòn, Trường CĐ Kinh tế TP HCM…
Trước đó, theo lộ trình, năm nay sẽ trao thêm cho 3 trường THPT thực hiện mô hình tiên tiến tại TP HCM là: Trường THPT Nguyễn Du (quận 10), Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3), Trường THPT Nguyễn Hiền (quận 11) và các trường chuyên, trường có lớp chuyên tại TP. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, 3 trường THPT vẫn chưa thực hiện được theo lộ trình. “Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29-11-2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng viên chức nên trong cuộc họp mới đây, các trường có đề xuất lùi thời hạn thêm 1 năm để tiến hành tự chủ tuyển dụng. Vì vậy năm nay, 3 trường THPT theo mô hình tiên tiến vẫn chưa thực hiện tự chủ tuyển dụng” – ông Long nói.
Riêng đối với Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và Trần Đại Nghĩa, ông Long cũng cho rằng dù giao quyền cho hiệu trưởng nhưng hồ sơ tuyển dụng vẫn phải gửi về sở để thẩm định và người được tuyển dụng vẫn phải bảo đảm những tiêu chí cơ bản theo quy định của ngành GD-ĐT.
Việc một số trường được tự chủ tuyển dụng, tức là giao quyền tuyển dụng trực tiếp cho hiệu trưởng vừa được xem là đột phá nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi có không ít băn khoăn, lo ngại hiệu trưởng lạm quyền.
Ở góc độ trường sẽ được phân cấp tuyển dụng, ông Hà Hữu Thạch, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3), cho rằng rất nhiều trường mong được tự chủ nhưng sẽ rất khó để thực hiện nếu chỉ được trao quyền tuyển dụng mà không được quyền sa thải những GV không đạt yêu cầu. “Chúng tôi biết là việc này rất khó, nhất là với những GV biên chế, đụng chạm với quy định này kia rất mệt mỏi. Tuy nhiên, chúng tôi chấp nhận cơ chế giám sát, chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu để xảy ra tiêu cực trong tuyển dụng. Nếu được trao quyền, nhà trường sẽ xây dựng bộ tiêu chí tuyển dụng đổi mới theo đặc thù của trường với sự cố vấn của các tổ chuyên môn” – ông Thạch nói.
Theo ông Thạch, vì là trường theo mô hình tiên tiến nên nếu được trao quyền tuyển dụng, trường sẽ tuyển theo đặc thù riêng của nhà trường. Đó là những GV ngoài giỏi chuyên môn còn phải năng động, chịu đổi mới và chắc chắn là những người trẻ; một trong những tiêu chí tiên quyết là những GV này phải sáng tạo.
Theo: TĐ
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2019

Ngay cả học sinh lẫn sinh viên, khi được hỏi môn học nào khiến họ sợ nhất, chắc chắn rất nhiều người trả lời là Tiếng Anh. Môn học này cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều thí sinh thi THPT Quốc gia không đậu vào trường mình mong muốn vì dính liệt; nhiều sinh viên học 5, 6 năm Đại học vẫn chưa ra được trường cũng vì chưa trả nợ xong môn Tiếng Anh.

“How are you? I’m fine. Thank you. And you?” trở thành chuyện phiếm về việc học Tiếng Anh của người Việt

Bảng xếp hạng đánh giá kỹ năng tiếng Anh của người trưởng thành trên toàn cầu (EF EPI) được EF Education First công bố tại Hà Nội năm 2018 cho thấy Việt Nam thuộc nhóm trung bình về trình độ tiếng Anh, đạt 53,12 điểm và xếp thứ 41 trong 88 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Nếu hỏi bất kỳ người Việt trẻ nào rằng: How are you? Bạn sẽ nhận được một câu trả lời: I’m fine. Thank you. And you?… như một phản xạ vô điều kiện vậy. Nhiều bạn đang mệt hay ốm cũng trả lời I’m fine như thói quen. Bởi ngay từ lúc mới học Tiếng Anh chúng ta được thầy cô dạy và bắt học thuộc cấu trúc này, nó như một thứ hằn sâu vào não vậy. Trong khi để trả lời câu hỏi thăm này chúng ta có hàng trăm cách khác nhau, hàng trăm từ khác nhau để màn đối đáp thêm phong phú, hấp dẫn, không bị nhàm chán nhưng chả hiểu sao ai cũng nói y chang như vậy.
Trả lời như trên không sai, nhưng nó là hệ luỵ của việc học vẹt, học thụ động, lặp lại như một cái máy. Thậm chí nhiều người còn chẳng biết Thanks you hay Thank you mới là cách viết đúng!
Thạc sĩ Trịnh Huỳnh Chấn, Khoa Ngoại ngữ Trường ĐH Thủ Dầu Một từng nói rằng: “Học sinh được học tiếng Anh từ rất sớm, có những địa phương đưa vào từ chương trình lớp 2 và học xuyên suốt 11 năm cho đến khi lên Đại học, Cao đẳng. Tuy nhiên sau thời gian dài hiệu quả thu lại không đáng kể, nhiều học sinh, sinh viên không nói được một câu tiếng Anh hoàn chỉnh hoặc nói sai ngữ pháp, phát âm không chuẩn, đặc biệt khả năng nghe rất kém”.
Quả đúng như vậy, ngay cả nhiều người tự tin mình có bằng IELTS, TOEFL, khi ra nước ngoài du học vẫn gặp phải tình trạng shock ngôn ngữ, người ta nói mình không hiểu, mình nói người ta không hiểu. Chuyện điểm số, thi cử giỏi và chuyện thực hành trong cuộc sống nó là 2 chuyện hoàn toàn khác nhau.

Người Việt chú trọng học ngữ pháp, từ vựng, đọc, viết… để thi lấy chứng chỉ, qua môn… nhưng không hề biết nói chuẩn, nghe đúng

Chia sẻ trên báo Trí Thức Trẻ, Tiến sĩ Giang Công Thế (Hiệu Minh) là một chuyên gia có nhiều năm công tác tại Ngân hàng Thế giới (WB), trụ sở ở Hoa Kỳ nói rằng, năm 2004 ông thi tuyển được sang Mỹ. Ở Hà Nội ông nghĩ tiếng Anh của mình siêu rồi, nói gì tây cũng hiểu, email ngày viết chục cái, nhưng than ôi, sang Washington DC thì mới hiểu vốn tiếng Anh của mình chỉ là vỡ lòng, từ nói, đọc, viết và giao tiếp nói chung. Dù cố gắng đến đâu, dù học thêm ở nhà, nghe đài, xem tivi, học thêm kỹ năng viết, nói, nhưng trình cũng không hơn.
Chúng ta thường quá chú trọng ngữ pháp, đọc, viết mà quên mất gốc rễ của việc nói một ngoại ngữ thành thạo phải là nói chuẩn, nghe đúng. Ngữ pháp, từ vựng, sau đó rèn luyện kĩ năng đọc và viết chỉ là bước khởi đầu. Bạn phải nghe và nói đủ nhiều mới có thể giao tiếp được. Học Tiếng Anh mà chỉ để thi, để kiểm tra còn khi ra thực tế không áp dụng được thì khác nào đổ công sức xuống sông, xuống biển đâu.
Nhưng đâu phải thi cử Tiếng Anh là điểm mạnh của người Việt. Theo phân tích của Bộ GD-ĐT, năm 2018 trong kỳ thi THPT Quốc gia, cả nước có tới 78,22% thí sinh điểm dưới trung bình môn tiếng Anh, với 637.335/814.779 thí sinh dự thi. Điểm có nhiều thí sinh đạt nhất ở môn này là 3 với 57.320 thí sinh. Điểm trung bình môn tiếng Anh là 3,91. Chỉ có 76 thí sinh điểm 10 môn tiếng Anh nhưng có tới 732 thí sinh đạt điểm 0 và 2.189 TS có điểm liệt (<=1), cao khoảng gấp đôi so với 2017.
Terry F. Buss là giáo sư của Đại học Carnegie Mellon, lấy bằng tiến sĩ Khoa học Chính trị và Toán ở Đại học bang Ohio, nói rằng: Trọng tâm của nhiều khóa đào tạo tiếng Anh tại Việt Nam là ngữ pháp và từ vựng. Học sinh dành rất nhiều thời gian cho các bài tập luyện ngữ pháp “chuẩn chỉ”. Ngoài ra, các em còn phải học thuộc rất nhiều từ vựng. Sau cùng, kĩ năng đọc và viết trở thành trọng tâm của khóa học.
Trong giáo dục ngôn ngữ, phát triển kĩ năng nghe là kĩ năng tối quan trọng và có tính quyết định đối với việc nói tốt tiếng Anh. Tuy nhiên, một số học sinh và sinh viên Việt Nam lại không được học cách luyện tập kĩ năng nghe, bởi vậy nên họ cũng không có kĩ năng nói tốt. Trong các lớp học áp dụng phương pháp học vẹt, những em học sinh không chú ý lắng nghe sẽ không thể biết nhiều hơn những điều được học.
Muốn nghe tốt, bạn phải phát âm thật tốt. Việc nắm chắc và phát âm đúng trong tiếng Anh sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc tránh được việc nói không có trọng âm, không có vần điệu lên xuống. Đã nói sai còn nói một cách nhàm chán, nhạt nhoà, không có nhấn nhá thì chẳng ai muốn nghe bạn trình bày bất cứ điều gì đâu.
Việc hàng trăm hàng nghìn trung tâm dạy học Tiếng Anh mọc lên như nấm cũng báo động một thực trạng về việc đua nhau học vẹt, học tủ để lấy chứng chỉ đi du học, ra trường mà thực chất không biết gì về Tiếng Anh.
Truyền thông Úc từng nói rằng các nhà chức trách nước này đã thể hiện quan điểm lo lắng về tình trạng một lượng lớn giáo viên tiếng Anh nước ngoài kém chất lượng tràn vào châu Á. Phần lớn các giáo viên này được thuê vì gắn mác “người da trắng” trong khi chất lượng giảng dạy cũng như ảnh hưởng lối sống của họ đến học sinh không được kiểm nghiệm chặt chẽ.
Nhiều quốc gia châu Á hiện nay như Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc đang gặp khó khăn để quy định chất lượng tiêu chuẩn cho những giáo viên nước ngoài giảng dạy tiếng Anh tại đây.
Những giáo viên nước ngoài không được đào tạo bài bản đi giảng dạy tiếng Anh có thể tạo những ảnh hưởng tiêu cực đến cả học sinh lẫn bản thân giáo viên. Đối với học sinh, việc giảng dạy sai cách sẽ khiến các em phát âm sai, cách ghép câu cũng như khả năng tiếp thu tiếng Anh bị ảnh hưởng. Trong khi đó, giáo viên cũng sẽ nhanh chóng chán nghề và dạy cho có nếu chỉ làm việc vì tiền.
Anh Jake Sharp là một thanh niên 27 tuổi khi đến Việt Nam với mục đích khám phá cuộc sống. Hiện nay anh Sharp đã trở thành một giáo viên tiếng Anh và cho biết nghề này kiếm được mức lương khá. Nhiều người Australia cũng quyết định sống lâu dài tại Việt Nam và làm những nghề dạy tiếng Anh như vậy bởi mức lương tốt còn chi phí cuộc sống thì rẻ.
Tuy vậy anh Sharp chi biết nhiều trung tâm tiếng Anh tại Việt Nam vẫn thuê những người nước ngoài nói tiếng Anh làm giảng viên mà không thông qua kiểm duyệt hay có bằng cấp nào, miễn là họ trông giống người nước ngoài.
Chúng ta bắt gặp nhiều quá những người ngày ngày đăng các dòng trạng thái nỗ lực giảm cân, hay đang cố gắng học tiếng Anh, đọc sách mỗi ngày rồi đăng kèm theo hình ảnh trong phòng gum, nói gì cũng đi kèm vài từ tiếng Anh, thi nhau up ảnh một cuốn sách đang đọc dở… Nhưng status đi kèm thì chắc chắn viết sai chính tả Tiếng Anh.
Thực ra việc để cho người khác thấy bạn chăm chỉ học chả có gì sai cả. Nhưng bạn phải đúng từ những cái căn bản nhất. Ví dụ Web trong Website thì không thể viết là Wed được, hay Facebook lù lù ra thế mà viết Fakebook thì cũng chịu.
Những lỗi sai nhỏ nó cứ bám dần bám dần, theo bạn đi suốt cuộc đời, thành một thói quen khó bỏ. Cũng giống như bạn lặp lại cụm I’m fine, Thank you, And you một cách vô thức vậy. Hệ luỵ đó là sự tổng hợp từ cách dạy chưa đúng và cách học không hiệu quả của rất nhiều người.

Vậy bây giờ học Tiếng Anh như thế nào để không bị nói là dốt!

Một giáo sư người New Zealand – ông Chris Lonsdale đã chỉ ra rằng việc học tiếng Anh không phải là nỗ lực nhồi nhét càng nhiều kiến thức càng tốt, mà giống một quá trình rèn luyện nhằm hình thành phản xạ tự nhiên.
Ông Chris đã chia sẻ về việc học ngoại ngữ trong 6 tháng thông qua 5 nguyên tắc, 7 bước thực hiện. Nội dung cốt lõi của phương pháp này như sau: người học càng chủ động, tích cực, hiệu quả học tập càng cao.
Phương pháp này khá giống với phương pháp FLIP hiện đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới. Nó bao gồm 4 yếu tố chính là: môi trường học linh hoạt (Flexible Environment), văn hóa học tập chủ động (Learning Culture), nội dung học có mục đích (Intentional Content) và giảng viên theo sát quá trình học để có phản hồi hiệu quả kịp thời (Teachers).

5 nguyên tắc học ngoại ngữ trong vòng 6 tháng

– Tập trung hết mức có thể vào ngôn ngữ mà bạn đang học, sử dụng chúng ở mọi lúc, mọi nơi, bất kỳ đâu có thể!
– Học từ những cái đơn giản đầu tiên như 1 đứa trẻ. Muốn học ngoại ngữ tốt, bạn phải biến mình thành 1 đứa trẻ để tiếp thu ngôn ngữ một cách nhanh nhất.
– Thấm nhuần ngôn ngữ 1 cách vô thức, càng học nhiều, đọc nhiều, não bộ sẽ tự động loại bỏ những điều mà nó không hiểu, không nhớ.
– Khi giao tiếp, nói chuyện chúng ta cần kết hợp 43 bó cơ, phải nói đến khi nào cho người khác hiểu!
– Nguyên tắc này liên quan đến trạng thái sinh lý: Nếu buồn, giận, lo lắng, bực bội bạn sẽ không học được. Nếu bạn vui vẻ, sóng não alpha, thư giãn, tò mò bạn sẽ học rất nhanh chóng.

7 hành động để áp dụng 5 nguyên tắc trên

– Nghe thật nhiều, nghe mọi lúc mọi nơi dù có hiểu hay không?
– Tập trung vào ý nghĩa của từ ngữ, sử dụng body language để diễn tả 1 từ, 1 câu khi bạn giao tiếp.
– Kết hợp 10 V +10 N + 10 Adj = 1000 thing (10 động từ + 10 danh từ + 10 tính từ sẽ cho ra 1000 từ khác nhau!)
– Tập trung vào 3000 từ thông dụng nhất. (1000 từ tiếng Anh tương đương 85% nội dung giao tiếp hàng ngày, 3000 từ là 98%).
– Thứ tự thực hiện các tuần
+ Tuần đầu tiên:
What is this?
How do you say?
I don’t understand…
Again.
+ Tuần 2, 3:
Pronoun, Common Verbs, Adjective – Sử dụng đại từ đơn giản, tính từ đơn giản, học cách giao tiếp như 1 đứa trẻ
+ Tuần 4: Dùng các loạt từ kết nối: mặc dù, do đó, nhưng… để chuyển biến suy luận.
– Bắt chước khuôn mặt: Bạn phải sử dụng các bó cơ trên cơ thể để tạo ra âm thanh mà người đối diện có thể hiểu. Nghe, nhìn, cảm nhận cách mà họ tạo ra âm thanh đó và bắt chước
– Lặp đi lặp lại trong đầu những gì bạn học, liên tưởng chúng đến nhưng điểu thú vị hơn, hiện thực hóa mọi thứ bằng hình ảnh dễ hiểu. Khi học về Ngọn lửa – hãy nghỉ đến tiếng củi cháy bép bép, ngọn lửa màu vàng, khói.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
voa learning english

HỌC VẸT, HỌC THỤ ĐỘNG, ĐƯỢC DẠY MỘT CÁCH MÁY MÓC NÊN HỌC SINH HỌC TIẾNG ANH VÀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI Y HỆT NHAU, CHẢ KHÁC GÌ MỘT CON ROBOT.

Mic.seo3  |  at  tháng 11 01, 2019

Ngay cả học sinh lẫn sinh viên, khi được hỏi môn học nào khiến họ sợ nhất, chắc chắn rất nhiều người trả lời là Tiếng Anh. Môn học này cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều thí sinh thi THPT Quốc gia không đậu vào trường mình mong muốn vì dính liệt; nhiều sinh viên học 5, 6 năm Đại học vẫn chưa ra được trường cũng vì chưa trả nợ xong môn Tiếng Anh.

“How are you? I’m fine. Thank you. And you?” trở thành chuyện phiếm về việc học Tiếng Anh của người Việt

Bảng xếp hạng đánh giá kỹ năng tiếng Anh của người trưởng thành trên toàn cầu (EF EPI) được EF Education First công bố tại Hà Nội năm 2018 cho thấy Việt Nam thuộc nhóm trung bình về trình độ tiếng Anh, đạt 53,12 điểm và xếp thứ 41 trong 88 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Nếu hỏi bất kỳ người Việt trẻ nào rằng: How are you? Bạn sẽ nhận được một câu trả lời: I’m fine. Thank you. And you?… như một phản xạ vô điều kiện vậy. Nhiều bạn đang mệt hay ốm cũng trả lời I’m fine như thói quen. Bởi ngay từ lúc mới học Tiếng Anh chúng ta được thầy cô dạy và bắt học thuộc cấu trúc này, nó như một thứ hằn sâu vào não vậy. Trong khi để trả lời câu hỏi thăm này chúng ta có hàng trăm cách khác nhau, hàng trăm từ khác nhau để màn đối đáp thêm phong phú, hấp dẫn, không bị nhàm chán nhưng chả hiểu sao ai cũng nói y chang như vậy.
Trả lời như trên không sai, nhưng nó là hệ luỵ của việc học vẹt, học thụ động, lặp lại như một cái máy. Thậm chí nhiều người còn chẳng biết Thanks you hay Thank you mới là cách viết đúng!
Thạc sĩ Trịnh Huỳnh Chấn, Khoa Ngoại ngữ Trường ĐH Thủ Dầu Một từng nói rằng: “Học sinh được học tiếng Anh từ rất sớm, có những địa phương đưa vào từ chương trình lớp 2 và học xuyên suốt 11 năm cho đến khi lên Đại học, Cao đẳng. Tuy nhiên sau thời gian dài hiệu quả thu lại không đáng kể, nhiều học sinh, sinh viên không nói được một câu tiếng Anh hoàn chỉnh hoặc nói sai ngữ pháp, phát âm không chuẩn, đặc biệt khả năng nghe rất kém”.
Quả đúng như vậy, ngay cả nhiều người tự tin mình có bằng IELTS, TOEFL, khi ra nước ngoài du học vẫn gặp phải tình trạng shock ngôn ngữ, người ta nói mình không hiểu, mình nói người ta không hiểu. Chuyện điểm số, thi cử giỏi và chuyện thực hành trong cuộc sống nó là 2 chuyện hoàn toàn khác nhau.

Người Việt chú trọng học ngữ pháp, từ vựng, đọc, viết… để thi lấy chứng chỉ, qua môn… nhưng không hề biết nói chuẩn, nghe đúng

Chia sẻ trên báo Trí Thức Trẻ, Tiến sĩ Giang Công Thế (Hiệu Minh) là một chuyên gia có nhiều năm công tác tại Ngân hàng Thế giới (WB), trụ sở ở Hoa Kỳ nói rằng, năm 2004 ông thi tuyển được sang Mỹ. Ở Hà Nội ông nghĩ tiếng Anh của mình siêu rồi, nói gì tây cũng hiểu, email ngày viết chục cái, nhưng than ôi, sang Washington DC thì mới hiểu vốn tiếng Anh của mình chỉ là vỡ lòng, từ nói, đọc, viết và giao tiếp nói chung. Dù cố gắng đến đâu, dù học thêm ở nhà, nghe đài, xem tivi, học thêm kỹ năng viết, nói, nhưng trình cũng không hơn.
Chúng ta thường quá chú trọng ngữ pháp, đọc, viết mà quên mất gốc rễ của việc nói một ngoại ngữ thành thạo phải là nói chuẩn, nghe đúng. Ngữ pháp, từ vựng, sau đó rèn luyện kĩ năng đọc và viết chỉ là bước khởi đầu. Bạn phải nghe và nói đủ nhiều mới có thể giao tiếp được. Học Tiếng Anh mà chỉ để thi, để kiểm tra còn khi ra thực tế không áp dụng được thì khác nào đổ công sức xuống sông, xuống biển đâu.
Nhưng đâu phải thi cử Tiếng Anh là điểm mạnh của người Việt. Theo phân tích của Bộ GD-ĐT, năm 2018 trong kỳ thi THPT Quốc gia, cả nước có tới 78,22% thí sinh điểm dưới trung bình môn tiếng Anh, với 637.335/814.779 thí sinh dự thi. Điểm có nhiều thí sinh đạt nhất ở môn này là 3 với 57.320 thí sinh. Điểm trung bình môn tiếng Anh là 3,91. Chỉ có 76 thí sinh điểm 10 môn tiếng Anh nhưng có tới 732 thí sinh đạt điểm 0 và 2.189 TS có điểm liệt (<=1), cao khoảng gấp đôi so với 2017.
Terry F. Buss là giáo sư của Đại học Carnegie Mellon, lấy bằng tiến sĩ Khoa học Chính trị và Toán ở Đại học bang Ohio, nói rằng: Trọng tâm của nhiều khóa đào tạo tiếng Anh tại Việt Nam là ngữ pháp và từ vựng. Học sinh dành rất nhiều thời gian cho các bài tập luyện ngữ pháp “chuẩn chỉ”. Ngoài ra, các em còn phải học thuộc rất nhiều từ vựng. Sau cùng, kĩ năng đọc và viết trở thành trọng tâm của khóa học.
Trong giáo dục ngôn ngữ, phát triển kĩ năng nghe là kĩ năng tối quan trọng và có tính quyết định đối với việc nói tốt tiếng Anh. Tuy nhiên, một số học sinh và sinh viên Việt Nam lại không được học cách luyện tập kĩ năng nghe, bởi vậy nên họ cũng không có kĩ năng nói tốt. Trong các lớp học áp dụng phương pháp học vẹt, những em học sinh không chú ý lắng nghe sẽ không thể biết nhiều hơn những điều được học.
Muốn nghe tốt, bạn phải phát âm thật tốt. Việc nắm chắc và phát âm đúng trong tiếng Anh sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc tránh được việc nói không có trọng âm, không có vần điệu lên xuống. Đã nói sai còn nói một cách nhàm chán, nhạt nhoà, không có nhấn nhá thì chẳng ai muốn nghe bạn trình bày bất cứ điều gì đâu.
Việc hàng trăm hàng nghìn trung tâm dạy học Tiếng Anh mọc lên như nấm cũng báo động một thực trạng về việc đua nhau học vẹt, học tủ để lấy chứng chỉ đi du học, ra trường mà thực chất không biết gì về Tiếng Anh.
Truyền thông Úc từng nói rằng các nhà chức trách nước này đã thể hiện quan điểm lo lắng về tình trạng một lượng lớn giáo viên tiếng Anh nước ngoài kém chất lượng tràn vào châu Á. Phần lớn các giáo viên này được thuê vì gắn mác “người da trắng” trong khi chất lượng giảng dạy cũng như ảnh hưởng lối sống của họ đến học sinh không được kiểm nghiệm chặt chẽ.
Nhiều quốc gia châu Á hiện nay như Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc đang gặp khó khăn để quy định chất lượng tiêu chuẩn cho những giáo viên nước ngoài giảng dạy tiếng Anh tại đây.
Những giáo viên nước ngoài không được đào tạo bài bản đi giảng dạy tiếng Anh có thể tạo những ảnh hưởng tiêu cực đến cả học sinh lẫn bản thân giáo viên. Đối với học sinh, việc giảng dạy sai cách sẽ khiến các em phát âm sai, cách ghép câu cũng như khả năng tiếp thu tiếng Anh bị ảnh hưởng. Trong khi đó, giáo viên cũng sẽ nhanh chóng chán nghề và dạy cho có nếu chỉ làm việc vì tiền.
Anh Jake Sharp là một thanh niên 27 tuổi khi đến Việt Nam với mục đích khám phá cuộc sống. Hiện nay anh Sharp đã trở thành một giáo viên tiếng Anh và cho biết nghề này kiếm được mức lương khá. Nhiều người Australia cũng quyết định sống lâu dài tại Việt Nam và làm những nghề dạy tiếng Anh như vậy bởi mức lương tốt còn chi phí cuộc sống thì rẻ.
Tuy vậy anh Sharp chi biết nhiều trung tâm tiếng Anh tại Việt Nam vẫn thuê những người nước ngoài nói tiếng Anh làm giảng viên mà không thông qua kiểm duyệt hay có bằng cấp nào, miễn là họ trông giống người nước ngoài.
Chúng ta bắt gặp nhiều quá những người ngày ngày đăng các dòng trạng thái nỗ lực giảm cân, hay đang cố gắng học tiếng Anh, đọc sách mỗi ngày rồi đăng kèm theo hình ảnh trong phòng gum, nói gì cũng đi kèm vài từ tiếng Anh, thi nhau up ảnh một cuốn sách đang đọc dở… Nhưng status đi kèm thì chắc chắn viết sai chính tả Tiếng Anh.
Thực ra việc để cho người khác thấy bạn chăm chỉ học chả có gì sai cả. Nhưng bạn phải đúng từ những cái căn bản nhất. Ví dụ Web trong Website thì không thể viết là Wed được, hay Facebook lù lù ra thế mà viết Fakebook thì cũng chịu.
Những lỗi sai nhỏ nó cứ bám dần bám dần, theo bạn đi suốt cuộc đời, thành một thói quen khó bỏ. Cũng giống như bạn lặp lại cụm I’m fine, Thank you, And you một cách vô thức vậy. Hệ luỵ đó là sự tổng hợp từ cách dạy chưa đúng và cách học không hiệu quả của rất nhiều người.

Vậy bây giờ học Tiếng Anh như thế nào để không bị nói là dốt!

Một giáo sư người New Zealand – ông Chris Lonsdale đã chỉ ra rằng việc học tiếng Anh không phải là nỗ lực nhồi nhét càng nhiều kiến thức càng tốt, mà giống một quá trình rèn luyện nhằm hình thành phản xạ tự nhiên.
Ông Chris đã chia sẻ về việc học ngoại ngữ trong 6 tháng thông qua 5 nguyên tắc, 7 bước thực hiện. Nội dung cốt lõi của phương pháp này như sau: người học càng chủ động, tích cực, hiệu quả học tập càng cao.
Phương pháp này khá giống với phương pháp FLIP hiện đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới. Nó bao gồm 4 yếu tố chính là: môi trường học linh hoạt (Flexible Environment), văn hóa học tập chủ động (Learning Culture), nội dung học có mục đích (Intentional Content) và giảng viên theo sát quá trình học để có phản hồi hiệu quả kịp thời (Teachers).

5 nguyên tắc học ngoại ngữ trong vòng 6 tháng

– Tập trung hết mức có thể vào ngôn ngữ mà bạn đang học, sử dụng chúng ở mọi lúc, mọi nơi, bất kỳ đâu có thể!
– Học từ những cái đơn giản đầu tiên như 1 đứa trẻ. Muốn học ngoại ngữ tốt, bạn phải biến mình thành 1 đứa trẻ để tiếp thu ngôn ngữ một cách nhanh nhất.
– Thấm nhuần ngôn ngữ 1 cách vô thức, càng học nhiều, đọc nhiều, não bộ sẽ tự động loại bỏ những điều mà nó không hiểu, không nhớ.
– Khi giao tiếp, nói chuyện chúng ta cần kết hợp 43 bó cơ, phải nói đến khi nào cho người khác hiểu!
– Nguyên tắc này liên quan đến trạng thái sinh lý: Nếu buồn, giận, lo lắng, bực bội bạn sẽ không học được. Nếu bạn vui vẻ, sóng não alpha, thư giãn, tò mò bạn sẽ học rất nhanh chóng.

7 hành động để áp dụng 5 nguyên tắc trên

– Nghe thật nhiều, nghe mọi lúc mọi nơi dù có hiểu hay không?
– Tập trung vào ý nghĩa của từ ngữ, sử dụng body language để diễn tả 1 từ, 1 câu khi bạn giao tiếp.
– Kết hợp 10 V +10 N + 10 Adj = 1000 thing (10 động từ + 10 danh từ + 10 tính từ sẽ cho ra 1000 từ khác nhau!)
– Tập trung vào 3000 từ thông dụng nhất. (1000 từ tiếng Anh tương đương 85% nội dung giao tiếp hàng ngày, 3000 từ là 98%).
– Thứ tự thực hiện các tuần
+ Tuần đầu tiên:
What is this?
How do you say?
I don’t understand…
Again.
+ Tuần 2, 3:
Pronoun, Common Verbs, Adjective – Sử dụng đại từ đơn giản, tính từ đơn giản, học cách giao tiếp như 1 đứa trẻ
+ Tuần 4: Dùng các loạt từ kết nối: mặc dù, do đó, nhưng… để chuyển biến suy luận.
– Bắt chước khuôn mặt: Bạn phải sử dụng các bó cơ trên cơ thể để tạo ra âm thanh mà người đối diện có thể hiểu. Nghe, nhìn, cảm nhận cách mà họ tạo ra âm thanh đó và bắt chước
– Lặp đi lặp lại trong đầu những gì bạn học, liên tưởng chúng đến nhưng điểu thú vị hơn, hiện thực hóa mọi thứ bằng hình ảnh dễ hiểu. Khi học về Ngọn lửa – hãy nghỉ đến tiếng củi cháy bép bép, ngọn lửa màu vàng, khói.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu

Có thể bạn quan tâm

©Minh Quang JSC. WP Nothing Converted nothing