Bài đăng mới

Hiển thị các bài đăng có nhãn chống dịch Covid-19. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chống dịch Covid-19. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2020

MIC – Ngày đầu tiên trở lại sau kì nghỉ dài vì dịch Covid-19, nhiều trường ở Hà Nội phải tách lớp, kết hợp học online. Giáo viên một số trường làm việc gấp đôi “công suất”.

Hôm nay (4/5), học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 của các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn Hà Nội quay trở lại trường sau 3 tháng nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19.
Nhiều giáo viên làm gấp đôi “công suất” sau dịch covid 19
Toàn thành phố Hà Nội có gần 900 trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên.
Các cơ sở này vừa mở cửa đón học sinh đi học trở lại sau 3 tháng nghỉ để phòng, chống dịch Covid-19. Cấp Tiểu học và Mầm non sẽ đi học vào ngày 11/5.
Ghi nhận của Phóng Viên chiều 3/5, các nhà trường rà soát, chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất, sẵn sàng đón học sinh trở lại trường học.
Cô Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa cho biết, chiều 3/5, nhà trường tổ chức họp phụ huynh online. “Phần lớn các phụ huynh ủng hộ nhà trường, đồng thời phối hợp công tác chống dịch khi các con đi học”, cô Nhiếp cho biết.
Các giáo viên vệ sinh trường lớp trước ngày đón học sinh trở lại trường.
Cũng theo hiệu trưởng này, toàn trường có 41 lớp. Mỗi lớp chia đôi, thành ra có 82 lớp nhỏ.
Mỗi lớp nhỏ sẽ học 3 ngày/tuần. Mỗi ngày, học sinh học 2 ca. Những ngày không đi học, giáo viên sẽ giao bài cho các em tự học vì không thể đủ giáo viên dạy online.
“Bình thường học sinh nghỉ thứ 7 nhưng nay phải học cả cuối tuần mới chia đủ thời gian cho các lớp.
Có những giáo viên chỉ có 17 tiết/tuần nhưng khi tách lớp, giáo viên này phải dạy gấp đôi, thành 34 tiết/tuần”, cô Nhiếp cho hay.
Để chuẩn bị đón học sinh, Trường liên cấp Olympia cũng tổ chức họp phụ huynh trực tuyến, diễn tập, tổng duyệt các quy trình đảm bảo an toàn.
Hiện, nhà trường đã hoàn thành vệ sinh tẩy trùng trường lớp và toàn bộ xe buýt bằng CloraminB.
100% xe buýt được trang bị túi y tế, túi giấy ăn, bình nước sát khuẩn tay, khẩu trang y tế, nhiệt kế điện tử.
Bố trí đặt các bình nước rửa tay khử khuẩn tại cổng trường, hành lang, sảnh, chiếu nghỉ cầu thang, khu vệ sinh, phòng làm việc của giáo viên, nhân viên, nhà ăn.
Bố trí bàn ghế trong lớp học, phòng ăn cách nhau 1m…
Sát khuẩn xe ô tô tránh covid19 đưa đón học sinh đến trường an toàn.
Ngoài ra, các kịch bản xử lý tình huống có thể phát sinh được phổ biến đến tất cả cán bộ giáo viên và nhân viên nhà trường.
Ví dụ: khi có trường hợp nghi nhiễm Covid-19 từng người, từng bộ phận phải làm gì để hạn chế tối đa sự lây lan đến toàn trường.
Đặc biệt, các hoạt động truyền thông về phòng chống dịch bệnh được  trường triển khai mạnh mẽ thông qua trang thông tin chính thức riêng về các hoạt động ứng phó Covid-19.
Bố trí lệch giờ, không bán trú
Vấn đề quan trọng nhất khi tổ chức đi học trở lại là việc giảm sĩ số, dãn cách học sinh trong và ngoài lớp học để bảo đảm an toàn.
Theo đó, nhiều trường tổ chức học một buổi/ngày, không tổ chức bán trú, không tổ chức dịch vụ ăn, uống tại trường và thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch.
Theo bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng Phòng GD&ĐT quận Hà Đông, 22 trường trung học cơ sở trên địa bàn quận đều không tổ chức bán trú. Các lớp học chia hai nhóm, bảo đảm giãn cách.
Để giảm mật độ, các trường bố trí học lệch giờ nhau, lớp học sớm nhất vào buổi sáng là 7h30, các lớp còn lại vào học sau đó 30 phút…
Các giáo viên giữ khoảng cách an toàn trong nhà ăn của trường học.
Bà Văn Thùy Dương, Phó Hiệu trưởng Trường Lương Thế Vinh cho biết, sau khi tổ chức họp phụ huynh online và lấy ý kiến khảo sát với 3 phương án, có 97,1% phụ huynh đồng ý cho học sinh học trực tuyến thêm 1 tuần.
“Chúng tôi sợ dịp nghỉ lễ 30/4, học sinh có thể du lịch và chưa đủ an toàn. Do vậy, sau khi tham khảo văn bản hướng dẫn, cộng với khảo sát ý kiến phụ huynh, chúng tôi tiếp tục cho học sinh học trực tuyến thêm một tuần nữa”, bà Dương cho biết.
Được biết, để đảm bảo các trường thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống dịch Covid-19, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội vừa ký quyết định thành lập 6 đoàn kiểm tra. Mỗi đoàn được phân công phụ trách 5 đơn vị.
Ngày 4/5, các đoàn kiểm tra của Sở GD&ĐT Hà Nội cũng sẽ kiểm tra tại các trường học ở các quận, huyện, thị xã.
Các đoàn này ngoài kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch Covid-19 và việc giáo viên quản lý dạy học ở các nhà trường khi học sinh đi học trở lại, còn phát hiện kịp thời giải quyết những vướng mắc, khó khăn của cơ sở trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Theo: Mỹ Hà
tránh covid19

SAU COVID-19: GIÁO VIÊN LÀM VIỆC GẤP ĐÔI TRONG NGÀY ĐẦU TRỞ LẠI TRƯỜNG

Mic.seo3  |  at  tháng 5 08, 2020

MIC – Ngày đầu tiên trở lại sau kì nghỉ dài vì dịch Covid-19, nhiều trường ở Hà Nội phải tách lớp, kết hợp học online. Giáo viên một số trường làm việc gấp đôi “công suất”.

Hôm nay (4/5), học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 của các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn Hà Nội quay trở lại trường sau 3 tháng nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19.
Nhiều giáo viên làm gấp đôi “công suất” sau dịch covid 19
Toàn thành phố Hà Nội có gần 900 trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên.
Các cơ sở này vừa mở cửa đón học sinh đi học trở lại sau 3 tháng nghỉ để phòng, chống dịch Covid-19. Cấp Tiểu học và Mầm non sẽ đi học vào ngày 11/5.
Ghi nhận của Phóng Viên chiều 3/5, các nhà trường rà soát, chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất, sẵn sàng đón học sinh trở lại trường học.
Cô Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa cho biết, chiều 3/5, nhà trường tổ chức họp phụ huynh online. “Phần lớn các phụ huynh ủng hộ nhà trường, đồng thời phối hợp công tác chống dịch khi các con đi học”, cô Nhiếp cho biết.
Các giáo viên vệ sinh trường lớp trước ngày đón học sinh trở lại trường.
Cũng theo hiệu trưởng này, toàn trường có 41 lớp. Mỗi lớp chia đôi, thành ra có 82 lớp nhỏ.
Mỗi lớp nhỏ sẽ học 3 ngày/tuần. Mỗi ngày, học sinh học 2 ca. Những ngày không đi học, giáo viên sẽ giao bài cho các em tự học vì không thể đủ giáo viên dạy online.
“Bình thường học sinh nghỉ thứ 7 nhưng nay phải học cả cuối tuần mới chia đủ thời gian cho các lớp.
Có những giáo viên chỉ có 17 tiết/tuần nhưng khi tách lớp, giáo viên này phải dạy gấp đôi, thành 34 tiết/tuần”, cô Nhiếp cho hay.
Để chuẩn bị đón học sinh, Trường liên cấp Olympia cũng tổ chức họp phụ huynh trực tuyến, diễn tập, tổng duyệt các quy trình đảm bảo an toàn.
Hiện, nhà trường đã hoàn thành vệ sinh tẩy trùng trường lớp và toàn bộ xe buýt bằng CloraminB.
100% xe buýt được trang bị túi y tế, túi giấy ăn, bình nước sát khuẩn tay, khẩu trang y tế, nhiệt kế điện tử.
Bố trí đặt các bình nước rửa tay khử khuẩn tại cổng trường, hành lang, sảnh, chiếu nghỉ cầu thang, khu vệ sinh, phòng làm việc của giáo viên, nhân viên, nhà ăn.
Bố trí bàn ghế trong lớp học, phòng ăn cách nhau 1m…
Sát khuẩn xe ô tô tránh covid19 đưa đón học sinh đến trường an toàn.
Ngoài ra, các kịch bản xử lý tình huống có thể phát sinh được phổ biến đến tất cả cán bộ giáo viên và nhân viên nhà trường.
Ví dụ: khi có trường hợp nghi nhiễm Covid-19 từng người, từng bộ phận phải làm gì để hạn chế tối đa sự lây lan đến toàn trường.
Đặc biệt, các hoạt động truyền thông về phòng chống dịch bệnh được  trường triển khai mạnh mẽ thông qua trang thông tin chính thức riêng về các hoạt động ứng phó Covid-19.
Bố trí lệch giờ, không bán trú
Vấn đề quan trọng nhất khi tổ chức đi học trở lại là việc giảm sĩ số, dãn cách học sinh trong và ngoài lớp học để bảo đảm an toàn.
Theo đó, nhiều trường tổ chức học một buổi/ngày, không tổ chức bán trú, không tổ chức dịch vụ ăn, uống tại trường và thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch.
Theo bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng Phòng GD&ĐT quận Hà Đông, 22 trường trung học cơ sở trên địa bàn quận đều không tổ chức bán trú. Các lớp học chia hai nhóm, bảo đảm giãn cách.
Để giảm mật độ, các trường bố trí học lệch giờ nhau, lớp học sớm nhất vào buổi sáng là 7h30, các lớp còn lại vào học sau đó 30 phút…
Các giáo viên giữ khoảng cách an toàn trong nhà ăn của trường học.
Bà Văn Thùy Dương, Phó Hiệu trưởng Trường Lương Thế Vinh cho biết, sau khi tổ chức họp phụ huynh online và lấy ý kiến khảo sát với 3 phương án, có 97,1% phụ huynh đồng ý cho học sinh học trực tuyến thêm 1 tuần.
“Chúng tôi sợ dịp nghỉ lễ 30/4, học sinh có thể du lịch và chưa đủ an toàn. Do vậy, sau khi tham khảo văn bản hướng dẫn, cộng với khảo sát ý kiến phụ huynh, chúng tôi tiếp tục cho học sinh học trực tuyến thêm một tuần nữa”, bà Dương cho biết.
Được biết, để đảm bảo các trường thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống dịch Covid-19, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội vừa ký quyết định thành lập 6 đoàn kiểm tra. Mỗi đoàn được phân công phụ trách 5 đơn vị.
Ngày 4/5, các đoàn kiểm tra của Sở GD&ĐT Hà Nội cũng sẽ kiểm tra tại các trường học ở các quận, huyện, thị xã.
Các đoàn này ngoài kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch Covid-19 và việc giáo viên quản lý dạy học ở các nhà trường khi học sinh đi học trở lại, còn phát hiện kịp thời giải quyết những vướng mắc, khó khăn của cơ sở trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Theo: Mỹ Hà

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2020

MIC – Dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến giáo viên trường tư, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến giáo viên nước ngoài đang dạy học ở nước ta.
Học sinh nghỉ phòng, chống dịch Covid-19 cũng đã được hơn ba tuần. Với giáo viên Việt Nam, có lẽ buồn nhất là đội ngũ giáo viên dạy tại các trường dân lập.
Có trường vẫn tạo điều kiện cấp lương cơ bản cho nhà giáo, nhưng cũng có nơi nhà giáo không dạy thì … không có lương.
Hiện nay, ở nước ta số giáo viên tiếng anh đến từ Philippines hành nghề dạy ngoại ngữ không ít.
Đội ngũ giáo viên ngoại đã giúp học sinh chúng ta tiếp cận thực tế, trải nghiệm giao tiếp với người bản ngữ, trau dồi kĩ năng nghe, nói; đóng góp công sức cho ngành giáo dục nước ta.
Đồng cảnh ngộ với giáo viên trường tư chính là đội ngũ giáo viên nước ngoài, họ cũng là giáo viên hợp đồng, dạy theo tiết tại trường học hay các trung tâm ngoại ngữ.
Cô giáo Maria Raylel tâm sự: “Trên thực tế tất cả chúng tôi đều buồn và sợ hãi … lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến một dịch bệnh bên ngoài đất nước của tôi.
Và chúng tôi cũng không hiểu tất cả những tin tức được gửi bởi zalo, tôi chỉ dịch qua Google và đôi khi tôi không hiểu hết tin nhắn trên zalo đó, chắc do Google dịch chưa đúng nghĩa.
Học sinh nghỉ học, tôi không đi dạy, không được phát lương.
Tôi vẫn ổn định về tài chính ở Việt Nam, nhưng khi chính phủ tuyên bố học sinh nghỉ học cả tháng, tôi cũng lo lắng vì tôi có gia đình ở đất nước mình, cần tài chính của tôi.
Tôi hy vọng các lớp học sẽ bắt đầu lại… tôi cũng nhớ các học sinh của mình”.
Cô giáo người Philippines và học trò của cô. (Ảnh: internet)
Thầy Robert J. Fletcher chia sẻ “Tôi thực sự sốc khi biết học sinh của tôi nghỉ học trong cả tháng. Nhưng tôi nghĩ tốt hơn hết là các em nên ở nhà vì virus covid 19 đang lây lan với tốc độ chóng mặt.
Không đi làm quá lâu ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sự nghiệp của tôi, nhưng không sao, nếu chúng ta có thể làm gì đó để bảo vệ trẻ em khỏi căn bệnh này thì chúng ta phải làm”.
Thầy giáo Johan Cavanagh đến từ nước Anh cho biết: “Tôi không thể tin rằng các sinh viên phải ở nhà cho đến cuối tháng 2, nhưng dần dần tôi nhận ra rằng cần phải làm như vậy, vì Covid-19.
Không làm việc trong cả tháng ảnh hưởng đến thu nhập của tôi, nhưng tôi nghĩ vấn đề này sẽ kết thúc sớm thôi”.
Tâm sự của cô giáo Maria Raylel, thầy giáo Johan Cavanagh cũng là tâm sự chung của nhiều giáo viên nước ngoài đang dạy học tại Việt Nam, mà người viết đã được trao đổi.
Như vậy, dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến giáo viên trường tư mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến giáo viên nước ngoài đang dạy học ở nước ta.
Thật ra, thu nhập của giáo viên nước ngoài so với giáo viên không dạy thêm được cũng thuộc mức cao, vì thế khi sống ở nước ta cũng không gặp nhiều khó khăn như giáo viên các trường tư thục.
Thế nhưng Covid-19 cũng đang làm họ khó khăn, dù vậy họ vẫn tin cuộc chiến chống dịch của Việt Nam sẽ thắng lợi.
Mong dịch Covid-19 qua mau, mọi hoạt động trở lại bình thường là ước mơ của giáo viên, người dân trên thế giới. Chúng ta nên thực hiện đúng các khuyến cáo của nhà nước, góp phần mình vào cuộc chiến chống dịch hiện nay.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
Theo: SQT
giáo viên nước ngoài

GIÁO VIÊN NƯỚC NGOÀI GẶP BIẾN CỐ GÌ VÌ COVID-19 KHÔNG?

Mic.seo3  |  at  tháng 4 17, 2020

MIC – Dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến giáo viên trường tư, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến giáo viên nước ngoài đang dạy học ở nước ta.
Học sinh nghỉ phòng, chống dịch Covid-19 cũng đã được hơn ba tuần. Với giáo viên Việt Nam, có lẽ buồn nhất là đội ngũ giáo viên dạy tại các trường dân lập.
Có trường vẫn tạo điều kiện cấp lương cơ bản cho nhà giáo, nhưng cũng có nơi nhà giáo không dạy thì … không có lương.
Hiện nay, ở nước ta số giáo viên tiếng anh đến từ Philippines hành nghề dạy ngoại ngữ không ít.
Đội ngũ giáo viên ngoại đã giúp học sinh chúng ta tiếp cận thực tế, trải nghiệm giao tiếp với người bản ngữ, trau dồi kĩ năng nghe, nói; đóng góp công sức cho ngành giáo dục nước ta.
Đồng cảnh ngộ với giáo viên trường tư chính là đội ngũ giáo viên nước ngoài, họ cũng là giáo viên hợp đồng, dạy theo tiết tại trường học hay các trung tâm ngoại ngữ.
Cô giáo Maria Raylel tâm sự: “Trên thực tế tất cả chúng tôi đều buồn và sợ hãi … lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến một dịch bệnh bên ngoài đất nước của tôi.
Và chúng tôi cũng không hiểu tất cả những tin tức được gửi bởi zalo, tôi chỉ dịch qua Google và đôi khi tôi không hiểu hết tin nhắn trên zalo đó, chắc do Google dịch chưa đúng nghĩa.
Học sinh nghỉ học, tôi không đi dạy, không được phát lương.
Tôi vẫn ổn định về tài chính ở Việt Nam, nhưng khi chính phủ tuyên bố học sinh nghỉ học cả tháng, tôi cũng lo lắng vì tôi có gia đình ở đất nước mình, cần tài chính của tôi.
Tôi hy vọng các lớp học sẽ bắt đầu lại… tôi cũng nhớ các học sinh của mình”.
Cô giáo người Philippines và học trò của cô. (Ảnh: internet)
Thầy Robert J. Fletcher chia sẻ “Tôi thực sự sốc khi biết học sinh của tôi nghỉ học trong cả tháng. Nhưng tôi nghĩ tốt hơn hết là các em nên ở nhà vì virus covid 19 đang lây lan với tốc độ chóng mặt.
Không đi làm quá lâu ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sự nghiệp của tôi, nhưng không sao, nếu chúng ta có thể làm gì đó để bảo vệ trẻ em khỏi căn bệnh này thì chúng ta phải làm”.
Thầy giáo Johan Cavanagh đến từ nước Anh cho biết: “Tôi không thể tin rằng các sinh viên phải ở nhà cho đến cuối tháng 2, nhưng dần dần tôi nhận ra rằng cần phải làm như vậy, vì Covid-19.
Không làm việc trong cả tháng ảnh hưởng đến thu nhập của tôi, nhưng tôi nghĩ vấn đề này sẽ kết thúc sớm thôi”.
Tâm sự của cô giáo Maria Raylel, thầy giáo Johan Cavanagh cũng là tâm sự chung của nhiều giáo viên nước ngoài đang dạy học tại Việt Nam, mà người viết đã được trao đổi.
Như vậy, dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến giáo viên trường tư mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến giáo viên nước ngoài đang dạy học ở nước ta.
Thật ra, thu nhập của giáo viên nước ngoài so với giáo viên không dạy thêm được cũng thuộc mức cao, vì thế khi sống ở nước ta cũng không gặp nhiều khó khăn như giáo viên các trường tư thục.
Thế nhưng Covid-19 cũng đang làm họ khó khăn, dù vậy họ vẫn tin cuộc chiến chống dịch của Việt Nam sẽ thắng lợi.
Mong dịch Covid-19 qua mau, mọi hoạt động trở lại bình thường là ước mơ của giáo viên, người dân trên thế giới. Chúng ta nên thực hiện đúng các khuyến cáo của nhà nước, góp phần mình vào cuộc chiến chống dịch hiện nay.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
Theo: SQT

Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2020

MIC – Từ hôm nay (9/3), Hà Nội dạy học qua truyền hình cho học sinh lớp 9 và 12, giúp các em ôn luyện trong thời gian nghỉ phòng chống dịch Covid-19.

Cụ thể, Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội triển khai mô hình dạy học trên truyền hình với lớp 9 và lớp 12 từ 9/3 – 14/3.
Chương trình góp phần củng cố kiến thức, kỹ năng phục vụ cho các kỳ thi tuyển sinh và THPT quốc gia.
Học sinh lớp 9 sẽ học Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh. Học sinh lớp 12 sẽ học Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân và Tiếng Anh.
Cụ thể, từ 9/3 đến 14/3, chương trình được phát sóng trên kênh 1, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.

Lịch học trực tuyến trên kênh 1 – Đài truyền hình Hà Nội.
Đây là các bài học mới, tiếp nối chương trình dạy và học của lớp 9 và lớp 12 năm học 2019-2020.
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, ông Chử Xuân Dũng cho biết, Sở GD&ĐT phối hợp Đài truyền hình Hà Nội xây dựng kế hoạch dạy học qua truyền hình với nội dung ôn tập kiến thức cũ và dạy thêm kiến thức mới.
Theo ông Dũng, công tác chuẩn bị nội dung các môn học, ghi hình biên tập đã hoàn tất từ trước.
Sở dĩ Sở GD&ĐT Hà Nội thống nhất phương án dạy này nhằm ôn tập cho học sinh cuối cấp để các em có thêm kênh ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10 và thi THPT quốc gia năm nay.
Trước đó, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội đề xuất học sinh THPT quay lại trường học từ ngày 9/3.

Học sinh Hà Nội trong mùa dịch Covid-19.
Tuy nhiên, do diễn biến mới của tình hình dịch bệnh, Hà Nội phát hiện trường hợp dương tính với Covid-19, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã quyết định cho tất cả học sinh các cấp trên địa bàn nghỉ học đến hết ngày 15/3.
Được biết, trước đó một số địa phương cũng đã triển khai phương án dạy trên truyền hình.
Ngày 17/2, Đồng Nai là địa phương đầu tiên phát sóng chương trình dạy trực tuyến thông qua sóng truyền hình, do Sở GD&ĐT Đồng Nai phối hợp Đài Phát thanh – Truyền hình Đồng Nai thực hiện.
Ngày 21/2, Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Long đưa ra thông báo lịch phát sóng chương trình ôn tập kiến thức môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh trên sóng truyền hình Vĩnh Long.
Bắt đầu từ ngày 24/2, học sinh lớp 9 và lớp 12 tại TPHCM có thể ôn tập tại nhà qua truyền hình trong thời gian nghỉ học phòng dịch bệnh Covid-19. Chương trình do Sở GD&ĐT TPHCM cùng Đài truyền hình TPHCM phối hợp thực hiện.
Ngày 3/3, Sở GD&ĐT Nam Định tổ chức sản xuất và phát sóng các chủ đề kiến thức lớp 9 và lớp 12 trên truyền hình.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu

BT: Mỹ Hà
lớp 9

HÀ NỘI: HỌC SINH LỚP 9, 12 HỌC BÀI MỚI TRÊN TRUYỀN HÌNH ĐỂ CHỐNG DỊCH COVID-19

Mic.seo3  |  at  tháng 3 13, 2020

MIC – Từ hôm nay (9/3), Hà Nội dạy học qua truyền hình cho học sinh lớp 9 và 12, giúp các em ôn luyện trong thời gian nghỉ phòng chống dịch Covid-19.

Cụ thể, Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội triển khai mô hình dạy học trên truyền hình với lớp 9 và lớp 12 từ 9/3 – 14/3.
Chương trình góp phần củng cố kiến thức, kỹ năng phục vụ cho các kỳ thi tuyển sinh và THPT quốc gia.
Học sinh lớp 9 sẽ học Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh. Học sinh lớp 12 sẽ học Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân và Tiếng Anh.
Cụ thể, từ 9/3 đến 14/3, chương trình được phát sóng trên kênh 1, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.

Lịch học trực tuyến trên kênh 1 – Đài truyền hình Hà Nội.
Đây là các bài học mới, tiếp nối chương trình dạy và học của lớp 9 và lớp 12 năm học 2019-2020.
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, ông Chử Xuân Dũng cho biết, Sở GD&ĐT phối hợp Đài truyền hình Hà Nội xây dựng kế hoạch dạy học qua truyền hình với nội dung ôn tập kiến thức cũ và dạy thêm kiến thức mới.
Theo ông Dũng, công tác chuẩn bị nội dung các môn học, ghi hình biên tập đã hoàn tất từ trước.
Sở dĩ Sở GD&ĐT Hà Nội thống nhất phương án dạy này nhằm ôn tập cho học sinh cuối cấp để các em có thêm kênh ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10 và thi THPT quốc gia năm nay.
Trước đó, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội đề xuất học sinh THPT quay lại trường học từ ngày 9/3.

Học sinh Hà Nội trong mùa dịch Covid-19.
Tuy nhiên, do diễn biến mới của tình hình dịch bệnh, Hà Nội phát hiện trường hợp dương tính với Covid-19, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã quyết định cho tất cả học sinh các cấp trên địa bàn nghỉ học đến hết ngày 15/3.
Được biết, trước đó một số địa phương cũng đã triển khai phương án dạy trên truyền hình.
Ngày 17/2, Đồng Nai là địa phương đầu tiên phát sóng chương trình dạy trực tuyến thông qua sóng truyền hình, do Sở GD&ĐT Đồng Nai phối hợp Đài Phát thanh – Truyền hình Đồng Nai thực hiện.
Ngày 21/2, Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Long đưa ra thông báo lịch phát sóng chương trình ôn tập kiến thức môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh trên sóng truyền hình Vĩnh Long.
Bắt đầu từ ngày 24/2, học sinh lớp 9 và lớp 12 tại TPHCM có thể ôn tập tại nhà qua truyền hình trong thời gian nghỉ học phòng dịch bệnh Covid-19. Chương trình do Sở GD&ĐT TPHCM cùng Đài truyền hình TPHCM phối hợp thực hiện.
Ngày 3/3, Sở GD&ĐT Nam Định tổ chức sản xuất và phát sóng các chủ đề kiến thức lớp 9 và lớp 12 trên truyền hình.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu

BT: Mỹ Hà

Có thể bạn quan tâm

©Minh Quang JSC. WP Nothing Converted nothing