Bài đăng mới

Hiển thị các bài đăng có nhãn ngôn ngữ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ngôn ngữ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2020

Phân tích lý do người Bắc Âu học giỏi tiếng Anh, Luca Lampariello (37 tuổi, thông thạo 13 ngôn ngữ) rút ra ba phương pháp học ngoại ngữ hiệu quả.
Khi tôi bắt đầu học tiếng Thụy Điển năm 2003, tôi nhận ra người Thụy Điển nói riêng và người Bắc Âu nói chung giao tiếp tiếng Anh cực kỳ trôi chảy. Tôi khó có cơ hội rèn luyện kỹ năng nói tiếng Thụy Điển vì họ thường chuyển sang sử dụng tiếng Anh để cuộc hội thoại dễ dàng hơn. Từ đấy, tôi bắt đầu tò mò về lý do người Bắc Âu giỏi tiếng Anh, đặc biệt khi so sánh với Italy, quê hương tôi.
Các nước Bắc Âu bao gồm Đan Mạch, Nauy, Thụy Điển, Phần Lan và Iceland. Trong đó, tiếng Đan Mạch, Thụy Điển và Nauy có nhiều điểm chung nên người biết một trong ba ngôn ngữ này có thể nắm bắt hai thứ tiếng còn lại mà không cần học. Trong quá trình tìm hiểu Bắc Âu, tôi nhận ra 80-90% người dân khu vực này đều nói tiếng Anh trong khi Italy chỉ có khoảng 10-20%.
1. TV và phim
Đóng góp lớn nhất cho sự thành công của người dân Bắc Âu trong việc học ngoại ngữ nhờ vào việc tiêu thụ các sản phẩm truyền thông bằng tiếng Anh. Người Bắc Âu xem các chương trình truyền hình từ Mỹ, Anh không lồng tiếng, chỉ có phụ đề đi kèm trong khi người Italy lựa chọn lồng tiếng.
Tôi từng đến nhà một người bạn ở Thụy Điển và thấy anh ấy xem phim The Simpsons (Gia đình Simpsons) trên TV bằng tiếng Anh với phụ đề tiếng Thụy Điển. Khi tôi hỏi tại sao anh ấy lại xem bằng tiếng Anh, bạn tôi giải thích rằng tại quốc gia này, tất cả chương trình TV đều được giữ nguyên ngôn ngữ gốc và chỉ đặt phụ đề bên dưới.
Đây là sự khác biệt quan trọng bởi nhờ chính sách này, người Bắc Âu được tiếp xúc với tiếng Anh từ rất sớm và rất thường xuyên. Tiếng Anh có mặt ở khắp mọi nơi trên khu vực Bắc Âu và mọi người dân đều có thể tiếp cận. Thời gian tiếp xúc với ngoại ngữ thường tỷ lệ thuận với mức độ thông thạo ngôn ngữ ấy nên một khi khả năng nghe hiểu tăng nhanh thì khả năng sử dụng ngôn ngữ sẽ thay đổi đáng kể.
Trên thực tế, đây cũng là phương pháp học ngoại ngữ của tôi. Khi học tiếng Pháp, tôi không chỉ tham gia các khóa học mà liên tục xem, nghe các chương trình tiếng Pháp không lồng tiếng. Mặc dù việc đăng ký các khóa học tương đối hiệu quả nhưng nhờ hoạt động tiếp xúc với tiếng Pháp hàng ngày thông qua phim ảnh đã giúp tôi tiến bộ hơn bạn bè, những người chỉ học trong giáo trình.
Nhiều người học chia sẻ rằng không thể bắt kịp nội dung phim ảnh vì người bản xứ nói quá nhanh nhưng đây không phải lý do để bàn lùi. Thay vào đó, bạn phải tiếp xúc nhiều hơn với động lực học không ngừng nghỉ. Dần dần, bạn sẽ quen và theo kịp tốc độ của người bản ngữ.
Con đường học tập ngoại ngữ luôn đòi hỏi sự tiếp xúc và tương tác. Bạn không thể quay ngược về quá khứ để thay đổi cách học khi còn trẻ nhưng có thể áp dụng phương pháp mới ngay hôm nay. Tôi khuyến khích bạn tìm hiểu về những vấn đề quan tâm bằng ngôn ngữ bạn muốn học. Chẳng hạn nếu thích đọc báo, hãy xem tin tức bằng ngôn ngữ bạn đang học.
Nhiều nước Bắc Âu có sự tương đồng về ngôn ngữ. Ảnh: Polyglotclub.
2. Giáo dục
Một yếu tố khác giúp người Bắc Âu giỏi tiếng Anh là chất lượng giáo dục tại khu vực này rất tốt. Khi tìm hiểu, tôi nhận ra sự khác biệt trong giáo dục giữa Bắc Âu và Italy. Giáo dục Bắc Âu đề cao sự tích hợp giữa lý thuyết và thực hành trong khi tại Italy, giáo dục tập trung chủ yếu vào lý thuyết. Chẳng hạn tại Italy bạn theo học chuyên ngành Kỹ thuật điện, được nghiên cứu cách thức hoạt động của bảng mạch nhưng hầu như không có cơ hội chạm vào bảng mạch thực tế.
Có lần tôi truy cập ứng dụng trao đổi ngôn ngữ trực tuyến để ôn luyện kỹ năng nói tiếng Thụy Điển và tôi bắt gặp khoảng 20 người dùng đến từ Thụy Điển. Sau khi trò chuyện với vài người trong số đó, tôi nhận ra nhóm 20 người này đến từ cùng một thành phố ở Thụy Điển và đều bằng tuổi nhau. Một bạn trong nhóm giải thích với tôi rằng họ đang học tiếng Anh tại trường và giáo viên yêu cầu học sinh phải thực hành sử dụng tiếng Anh với người nước ngoài trên ứng dụng học giao tiếp trực tuyến.
Tôi không chắc điều này có phổ biến ở tất cả lớp học Bắc Âu hay không nhưng tôi tin rằng ở Italy quê hương tôi không như vậy. Đây chính là dấu hiệu của việc kết hợp lý thuyết với thực hành.
Hiện nay, phương tiện truyền thông là công cụ hữu ích để học ngoại ngữ. Chẳng hạn khi học tiếng Đức, tôi đọc tờ báo Der spiegel của Đức mỗi ngày trước khi đi ngủ. Nó dần dần trở thành một thói quen khiến tôi cảm giác tiếng Đức không còn là ngôn ngữ học mà là một phần trong cuộc sống. Và cuối cùng tôi đã có thể cải thiện khả năng tiếng Đức của mình. Vì thế, đừng quên sử dụng ngôn ngữ bạn đang học trong sinh hoạt hàng ngày.
3. Sự tương đồng về ngôn ngữ
Các thứ tiếng Anh, Đan Mạch, Nauy, Thụy Điển cũng có nguồn gốc từ nhóm ngôn ngữ Germanic. Vì vậy những ngôn ngữ này có đặc điểm tương đối giống nhau. Nếu thành thạo tiếng Anh, bạn có thể biết ít nhất 1.558 từ tiếng Thụy Điển.
Tôi chia sẻ điều này không phải để hạ thấp thành công của người Bắc Âu trong việc giỏi tiếng Anh mà muốn chỉ ra yếu tố đặc biệt quan trọng mà người học thường không để ý trước khi học ngôn ngữ. Đó là việc cân nhắc mức độ khác biệt giữa ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn và ngôn ngữ bạn dự định học. Ngôn ngữ khác biệt càng lớn so với ngôn ngữ mẹ đẻ sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian, công sức học hơn những ngôn ngữ gần giống ngôn ngữ mẹ đẻ. Nhận thức rõ điều này sẽ giúp bạn xây dựng động lực, ý chí và chiến lược học kỹ càng hơn.
Đưa ngôn ngữ học vào cuộc sống hàng ngày, cố gắng sử dụng ngoại ngữ thường xuyên và kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực hành là những điều chúng ta có thể học hỏi từ thành công của người Bắc Âu. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là độ phủ sóng của ngôn ngữ học trong đời sống thường nhật của bạn.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
Theo: Polygotclub
tiếng anh

HỌC TIẾNG ANH NHƯ NGƯỜI BẮC ÂU

Mic.seo3  |  at  tháng 3 20, 2020

Phân tích lý do người Bắc Âu học giỏi tiếng Anh, Luca Lampariello (37 tuổi, thông thạo 13 ngôn ngữ) rút ra ba phương pháp học ngoại ngữ hiệu quả.
Khi tôi bắt đầu học tiếng Thụy Điển năm 2003, tôi nhận ra người Thụy Điển nói riêng và người Bắc Âu nói chung giao tiếp tiếng Anh cực kỳ trôi chảy. Tôi khó có cơ hội rèn luyện kỹ năng nói tiếng Thụy Điển vì họ thường chuyển sang sử dụng tiếng Anh để cuộc hội thoại dễ dàng hơn. Từ đấy, tôi bắt đầu tò mò về lý do người Bắc Âu giỏi tiếng Anh, đặc biệt khi so sánh với Italy, quê hương tôi.
Các nước Bắc Âu bao gồm Đan Mạch, Nauy, Thụy Điển, Phần Lan và Iceland. Trong đó, tiếng Đan Mạch, Thụy Điển và Nauy có nhiều điểm chung nên người biết một trong ba ngôn ngữ này có thể nắm bắt hai thứ tiếng còn lại mà không cần học. Trong quá trình tìm hiểu Bắc Âu, tôi nhận ra 80-90% người dân khu vực này đều nói tiếng Anh trong khi Italy chỉ có khoảng 10-20%.
1. TV và phim
Đóng góp lớn nhất cho sự thành công của người dân Bắc Âu trong việc học ngoại ngữ nhờ vào việc tiêu thụ các sản phẩm truyền thông bằng tiếng Anh. Người Bắc Âu xem các chương trình truyền hình từ Mỹ, Anh không lồng tiếng, chỉ có phụ đề đi kèm trong khi người Italy lựa chọn lồng tiếng.
Tôi từng đến nhà một người bạn ở Thụy Điển và thấy anh ấy xem phim The Simpsons (Gia đình Simpsons) trên TV bằng tiếng Anh với phụ đề tiếng Thụy Điển. Khi tôi hỏi tại sao anh ấy lại xem bằng tiếng Anh, bạn tôi giải thích rằng tại quốc gia này, tất cả chương trình TV đều được giữ nguyên ngôn ngữ gốc và chỉ đặt phụ đề bên dưới.
Đây là sự khác biệt quan trọng bởi nhờ chính sách này, người Bắc Âu được tiếp xúc với tiếng Anh từ rất sớm và rất thường xuyên. Tiếng Anh có mặt ở khắp mọi nơi trên khu vực Bắc Âu và mọi người dân đều có thể tiếp cận. Thời gian tiếp xúc với ngoại ngữ thường tỷ lệ thuận với mức độ thông thạo ngôn ngữ ấy nên một khi khả năng nghe hiểu tăng nhanh thì khả năng sử dụng ngôn ngữ sẽ thay đổi đáng kể.
Trên thực tế, đây cũng là phương pháp học ngoại ngữ của tôi. Khi học tiếng Pháp, tôi không chỉ tham gia các khóa học mà liên tục xem, nghe các chương trình tiếng Pháp không lồng tiếng. Mặc dù việc đăng ký các khóa học tương đối hiệu quả nhưng nhờ hoạt động tiếp xúc với tiếng Pháp hàng ngày thông qua phim ảnh đã giúp tôi tiến bộ hơn bạn bè, những người chỉ học trong giáo trình.
Nhiều người học chia sẻ rằng không thể bắt kịp nội dung phim ảnh vì người bản xứ nói quá nhanh nhưng đây không phải lý do để bàn lùi. Thay vào đó, bạn phải tiếp xúc nhiều hơn với động lực học không ngừng nghỉ. Dần dần, bạn sẽ quen và theo kịp tốc độ của người bản ngữ.
Con đường học tập ngoại ngữ luôn đòi hỏi sự tiếp xúc và tương tác. Bạn không thể quay ngược về quá khứ để thay đổi cách học khi còn trẻ nhưng có thể áp dụng phương pháp mới ngay hôm nay. Tôi khuyến khích bạn tìm hiểu về những vấn đề quan tâm bằng ngôn ngữ bạn muốn học. Chẳng hạn nếu thích đọc báo, hãy xem tin tức bằng ngôn ngữ bạn đang học.
Nhiều nước Bắc Âu có sự tương đồng về ngôn ngữ. Ảnh: Polyglotclub.
2. Giáo dục
Một yếu tố khác giúp người Bắc Âu giỏi tiếng Anh là chất lượng giáo dục tại khu vực này rất tốt. Khi tìm hiểu, tôi nhận ra sự khác biệt trong giáo dục giữa Bắc Âu và Italy. Giáo dục Bắc Âu đề cao sự tích hợp giữa lý thuyết và thực hành trong khi tại Italy, giáo dục tập trung chủ yếu vào lý thuyết. Chẳng hạn tại Italy bạn theo học chuyên ngành Kỹ thuật điện, được nghiên cứu cách thức hoạt động của bảng mạch nhưng hầu như không có cơ hội chạm vào bảng mạch thực tế.
Có lần tôi truy cập ứng dụng trao đổi ngôn ngữ trực tuyến để ôn luyện kỹ năng nói tiếng Thụy Điển và tôi bắt gặp khoảng 20 người dùng đến từ Thụy Điển. Sau khi trò chuyện với vài người trong số đó, tôi nhận ra nhóm 20 người này đến từ cùng một thành phố ở Thụy Điển và đều bằng tuổi nhau. Một bạn trong nhóm giải thích với tôi rằng họ đang học tiếng Anh tại trường và giáo viên yêu cầu học sinh phải thực hành sử dụng tiếng Anh với người nước ngoài trên ứng dụng học giao tiếp trực tuyến.
Tôi không chắc điều này có phổ biến ở tất cả lớp học Bắc Âu hay không nhưng tôi tin rằng ở Italy quê hương tôi không như vậy. Đây chính là dấu hiệu của việc kết hợp lý thuyết với thực hành.
Hiện nay, phương tiện truyền thông là công cụ hữu ích để học ngoại ngữ. Chẳng hạn khi học tiếng Đức, tôi đọc tờ báo Der spiegel của Đức mỗi ngày trước khi đi ngủ. Nó dần dần trở thành một thói quen khiến tôi cảm giác tiếng Đức không còn là ngôn ngữ học mà là một phần trong cuộc sống. Và cuối cùng tôi đã có thể cải thiện khả năng tiếng Đức của mình. Vì thế, đừng quên sử dụng ngôn ngữ bạn đang học trong sinh hoạt hàng ngày.
3. Sự tương đồng về ngôn ngữ
Các thứ tiếng Anh, Đan Mạch, Nauy, Thụy Điển cũng có nguồn gốc từ nhóm ngôn ngữ Germanic. Vì vậy những ngôn ngữ này có đặc điểm tương đối giống nhau. Nếu thành thạo tiếng Anh, bạn có thể biết ít nhất 1.558 từ tiếng Thụy Điển.
Tôi chia sẻ điều này không phải để hạ thấp thành công của người Bắc Âu trong việc giỏi tiếng Anh mà muốn chỉ ra yếu tố đặc biệt quan trọng mà người học thường không để ý trước khi học ngôn ngữ. Đó là việc cân nhắc mức độ khác biệt giữa ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn và ngôn ngữ bạn dự định học. Ngôn ngữ khác biệt càng lớn so với ngôn ngữ mẹ đẻ sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian, công sức học hơn những ngôn ngữ gần giống ngôn ngữ mẹ đẻ. Nhận thức rõ điều này sẽ giúp bạn xây dựng động lực, ý chí và chiến lược học kỹ càng hơn.
Đưa ngôn ngữ học vào cuộc sống hàng ngày, cố gắng sử dụng ngoại ngữ thường xuyên và kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực hành là những điều chúng ta có thể học hỏi từ thành công của người Bắc Âu. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là độ phủ sóng của ngôn ngữ học trong đời sống thường nhật của bạn.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
Theo: Polygotclub

MIC – Con gái 4 tuổi không học nói tiếng Anh, chị Moon Nguyen kiên trì đọc sách, nói chuyện và một ngày con bật nói “Mommy, I wanna go bathroom”.
Chị Moon Nguyen, giáo viên tiếng Anh, chia sẻ cách giúp con sử dụng ngôn ngữ này từ nhỏ và ngay tại nhà.
Gần đây có nhiều phụ huynh hỏi mình “Con hiện 4 tuổi, em nên bắt đầu cho con học tiếng Anh từ đâu”, “Em có nên cho con đi học thêm tiếng Anh không”? Điều này làm mình nhớ tới chặng đường con gái Suzie đã trải qua.
Suzie theo mình sang Mỹ khi 4 tuổi. Lúc đó, con hầu như chưa tiếp xúc gì nhiều với tiếng Anh ngoài vài tiết học mỗi tuần ở trường mẫu giáo. Khi sang Mỹ, Suzie gần như không hiểu và không nói được từ tiếng Anh nào ngoài “Hi” (Xin chào).
Năm đầu ở Mỹ, Suzie theo học chương trình mẫu giáo nửa ngày, tuần học 4 buổi, mỗi buổi 2 tiếng và con bé mất đúng một năm im lặng hoàn toàn cho tới khi bắt đầu nói tiếng Anh. Trong một năm đó, mình đã làm gì?
Lúc ấy, thời gian Suzie học ở trường dường như là quá ít (khoảng 8 giờ một tuần) so với anh trai Seal (lúc đó 6 tuổi, theo học “kindergarten” tại trường công toàn thời gian 7 tiếng/ngày, 5 ngày/tuần, tổng là khoảng 35 giờ/tuần). Do đó, để hỗ trợ con sử dụng tiếng Anh, vợ chồng mình thực hiện các việc sau:
1. Đọc sách cùng con
Mình đọc đầu tiên vì theo mình hoạt động này vô cùng ý nghĩa và hiệu quả. Thứ nhất, trẻ con đứa nào cũng thích được nghe kể chuyện nên thường sẽ hợp tác. Thứ hai, hoạt động này giúp hình thành tình yêu sách của con từ khi còn rất nhỏ.
Theo các nghiên cứu về ngôn ngữ, trẻ con bị kích thích trí não mạnh nhất và phần ngôn ngữ được kích hoạt nhiều nhất khi được bố mẹ đọc sách cùng (loại sách có tranh minh họa). Sách tranh giờ không thiếu. Việc của bố mẹ là nghiêm túc, kiên trì đọc cùng con, thời gian sẽ tăng dần theo khả năng tập trung của con.
Bố mẹ có thể vừa đọc vừa chỉ tay vào mặt chữ, giúp các bé chưa biết chữ học cách liên kết ngôn ngữ tiếng và chữ viết, từ đó có thể dần dần nhớ mặt chữ.
Không gì dễ chịu với một đứa trẻ là giọng của bố mẹ, chứ không phải giọng của cái video trên Youtube. Trong quá trình đọc, bố mẹ có thể cùng con giải thích những chỗ chưa hiểu (bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt) và giúp con liên hệ với chính bản thân, tạo hứng thú cho con với câu chuyện bố mẹ vừa đọc cùng.
Hãy học tiếng anh cùng bé để bé dễ phát triển hơn.
2. Cho con xem phim hoạt hình bằng tiếng Anh mỗi ngày
Lúc đó nhà mình mua kênh phim, có nhiều phim hoạt hình phù hợp với lứa tuổi của con bằng tiếng Anh. Mình lựa chọn những phim có nhiều giao tiếp như Steven Universe thay vì những phim ít nói như Larva.
Tuy nhiên, mỗi ngày mình không cho con xem quá một tiếng. Thông thường một ngày xem một tập chừng 30 phút, ngày cuối tuần thì cho xem hai tập là tối đa. Với trẻ con, bố mẹ nên hạn chế thời gian “screen time” để con phát triển trí não và các loại hình vận động thể thao khác như chạy nhảy, đu xà.
3. Dùng tiếng Anh với con thường xuyên
Vì mục tiêu để con phát triển tiếng Anh nhanh trước khi về Việt Nam, vợ chồng mình tăng tốc sử dụng tiếng Anh với các con, gần như 100%. Đôi khi Suzie không hiểu gì, mình dùng ngôn ngữ cơ thể (nếu không hiểu nữa thì dùng tiếng Việt hỗ trợ), một thời gian thì bé quen và hiểu dần. Con bé dần hiểu những từ chỉ mệnh lệnh như “Put on your shoes”, “Go brush your teeth”, “Give me the chopsticks, please”.
Có những khi mình hỏi tiếng Anh, con trả lời tiếng Việt. Ví dụ “Do you love mommy”, con bảo “Con yêu mẹ”. Đó là chuyện bình thường. Mình không ép buộc theo kiểu “Con không nói tiếng Anh thì mẹ không nói chuyện với con”.
Mình đồng hành cả hai ngôn ngữ, dùng tiếng Việt để hỗ trợ mỗi khi con không hiểu và cho phép con sử dụng tiếng Việt nếu muốn, còn mẹ thì cứ thống nhất tiếng Anh nhiều nhất có thể.
Ở Việt Nam, việc thực hành 100% tiếng Anh với con không hoàn toàn khả thi, một phần do hoàn cảnh tiếp xúc xung quanh môi trường là tiếng Việt (ví dụ ở với ông bà), một phần vì bố mẹ chưa tự tin sử dụng tiếng Anh. Tuy nhiên, việc đặt ra một khung giờ cố định để dùng tiếng Anh là khá cần thiết. Trừ trường hợp bố mẹ không biết tí gì tiếng Anh, còn nếu đã biết sơ sơ thì có thể dành vài chục phút mỗi ngày nói tiếng Anh cùng con.
Cả nhà có thể đặt ra một khoảng thời gian, kiểu như chơi game “chỉ tiếng Anh thôi”. Trong lúc này, mọi hoạt động bố mẹ cố gắng dùng tiếng Anh với con. Ban đầu bé có thể kháng cự, nhưng nếu biết đây là kiểu game, chiến thắng có thưởng thì các con thường hứng thú, cố gắng nói tiếng Anh hoặc “thà im lặng còn hơn nói tiếng Việt”.
Đây cũng là cơ hội để bố mẹ học tiếng Anh luôn. Khoảng thời gian này là khá ít ỏi, vì vậy bố mẹ không nên lo lắng tiếng Anh của mình sẽ làm hỏng con. Để cảm thấy tự tin hơn, bố mẹ có thể học thêm cách phát âm chuẩn các từ vựng căn bản, để chí ít nói đúng chứ không bị sai.
Bố mẹ cần nhớ thật kiên định và bền bỉ. Đừng nghĩ rằng sau vài ngày hay vài tháng, con sẽ nói tiếng Anh trôi chảy. Suzie nhà mình đã trải qua giai đoạn câm nín “silent period” trong đúng một năm.
Ngôn ngữ như một nụ hoa, nở lúc nào mình không bao giờ biết. Mỗi đứa trẻ khác nhau, giống như việc con cái sẽ ra đời ngày nào cha mẹ đâu có biết chắc. Tới một ngày nắng đẹp, Suzie nói liền một lúc vài từ, “Mommy, I wanna go bathroom”. Ngạc nhiên, nhưng đó là phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực của bố mẹ trong hành trình cùng con sử dụng tiếng Anh.
\Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
Theo: Moon Nguyen
tiếng anh

DẠY HỌC TIẾNG ANH TẠI NHÀ CHO CON

Mic.seo3  |  at  tháng 3 20, 2020

MIC – Con gái 4 tuổi không học nói tiếng Anh, chị Moon Nguyen kiên trì đọc sách, nói chuyện và một ngày con bật nói “Mommy, I wanna go bathroom”.
Chị Moon Nguyen, giáo viên tiếng Anh, chia sẻ cách giúp con sử dụng ngôn ngữ này từ nhỏ và ngay tại nhà.
Gần đây có nhiều phụ huynh hỏi mình “Con hiện 4 tuổi, em nên bắt đầu cho con học tiếng Anh từ đâu”, “Em có nên cho con đi học thêm tiếng Anh không”? Điều này làm mình nhớ tới chặng đường con gái Suzie đã trải qua.
Suzie theo mình sang Mỹ khi 4 tuổi. Lúc đó, con hầu như chưa tiếp xúc gì nhiều với tiếng Anh ngoài vài tiết học mỗi tuần ở trường mẫu giáo. Khi sang Mỹ, Suzie gần như không hiểu và không nói được từ tiếng Anh nào ngoài “Hi” (Xin chào).
Năm đầu ở Mỹ, Suzie theo học chương trình mẫu giáo nửa ngày, tuần học 4 buổi, mỗi buổi 2 tiếng và con bé mất đúng một năm im lặng hoàn toàn cho tới khi bắt đầu nói tiếng Anh. Trong một năm đó, mình đã làm gì?
Lúc ấy, thời gian Suzie học ở trường dường như là quá ít (khoảng 8 giờ một tuần) so với anh trai Seal (lúc đó 6 tuổi, theo học “kindergarten” tại trường công toàn thời gian 7 tiếng/ngày, 5 ngày/tuần, tổng là khoảng 35 giờ/tuần). Do đó, để hỗ trợ con sử dụng tiếng Anh, vợ chồng mình thực hiện các việc sau:
1. Đọc sách cùng con
Mình đọc đầu tiên vì theo mình hoạt động này vô cùng ý nghĩa và hiệu quả. Thứ nhất, trẻ con đứa nào cũng thích được nghe kể chuyện nên thường sẽ hợp tác. Thứ hai, hoạt động này giúp hình thành tình yêu sách của con từ khi còn rất nhỏ.
Theo các nghiên cứu về ngôn ngữ, trẻ con bị kích thích trí não mạnh nhất và phần ngôn ngữ được kích hoạt nhiều nhất khi được bố mẹ đọc sách cùng (loại sách có tranh minh họa). Sách tranh giờ không thiếu. Việc của bố mẹ là nghiêm túc, kiên trì đọc cùng con, thời gian sẽ tăng dần theo khả năng tập trung của con.
Bố mẹ có thể vừa đọc vừa chỉ tay vào mặt chữ, giúp các bé chưa biết chữ học cách liên kết ngôn ngữ tiếng và chữ viết, từ đó có thể dần dần nhớ mặt chữ.
Không gì dễ chịu với một đứa trẻ là giọng của bố mẹ, chứ không phải giọng của cái video trên Youtube. Trong quá trình đọc, bố mẹ có thể cùng con giải thích những chỗ chưa hiểu (bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt) và giúp con liên hệ với chính bản thân, tạo hứng thú cho con với câu chuyện bố mẹ vừa đọc cùng.
Hãy học tiếng anh cùng bé để bé dễ phát triển hơn.
2. Cho con xem phim hoạt hình bằng tiếng Anh mỗi ngày
Lúc đó nhà mình mua kênh phim, có nhiều phim hoạt hình phù hợp với lứa tuổi của con bằng tiếng Anh. Mình lựa chọn những phim có nhiều giao tiếp như Steven Universe thay vì những phim ít nói như Larva.
Tuy nhiên, mỗi ngày mình không cho con xem quá một tiếng. Thông thường một ngày xem một tập chừng 30 phút, ngày cuối tuần thì cho xem hai tập là tối đa. Với trẻ con, bố mẹ nên hạn chế thời gian “screen time” để con phát triển trí não và các loại hình vận động thể thao khác như chạy nhảy, đu xà.
3. Dùng tiếng Anh với con thường xuyên
Vì mục tiêu để con phát triển tiếng Anh nhanh trước khi về Việt Nam, vợ chồng mình tăng tốc sử dụng tiếng Anh với các con, gần như 100%. Đôi khi Suzie không hiểu gì, mình dùng ngôn ngữ cơ thể (nếu không hiểu nữa thì dùng tiếng Việt hỗ trợ), một thời gian thì bé quen và hiểu dần. Con bé dần hiểu những từ chỉ mệnh lệnh như “Put on your shoes”, “Go brush your teeth”, “Give me the chopsticks, please”.
Có những khi mình hỏi tiếng Anh, con trả lời tiếng Việt. Ví dụ “Do you love mommy”, con bảo “Con yêu mẹ”. Đó là chuyện bình thường. Mình không ép buộc theo kiểu “Con không nói tiếng Anh thì mẹ không nói chuyện với con”.
Mình đồng hành cả hai ngôn ngữ, dùng tiếng Việt để hỗ trợ mỗi khi con không hiểu và cho phép con sử dụng tiếng Việt nếu muốn, còn mẹ thì cứ thống nhất tiếng Anh nhiều nhất có thể.
Ở Việt Nam, việc thực hành 100% tiếng Anh với con không hoàn toàn khả thi, một phần do hoàn cảnh tiếp xúc xung quanh môi trường là tiếng Việt (ví dụ ở với ông bà), một phần vì bố mẹ chưa tự tin sử dụng tiếng Anh. Tuy nhiên, việc đặt ra một khung giờ cố định để dùng tiếng Anh là khá cần thiết. Trừ trường hợp bố mẹ không biết tí gì tiếng Anh, còn nếu đã biết sơ sơ thì có thể dành vài chục phút mỗi ngày nói tiếng Anh cùng con.
Cả nhà có thể đặt ra một khoảng thời gian, kiểu như chơi game “chỉ tiếng Anh thôi”. Trong lúc này, mọi hoạt động bố mẹ cố gắng dùng tiếng Anh với con. Ban đầu bé có thể kháng cự, nhưng nếu biết đây là kiểu game, chiến thắng có thưởng thì các con thường hứng thú, cố gắng nói tiếng Anh hoặc “thà im lặng còn hơn nói tiếng Việt”.
Đây cũng là cơ hội để bố mẹ học tiếng Anh luôn. Khoảng thời gian này là khá ít ỏi, vì vậy bố mẹ không nên lo lắng tiếng Anh của mình sẽ làm hỏng con. Để cảm thấy tự tin hơn, bố mẹ có thể học thêm cách phát âm chuẩn các từ vựng căn bản, để chí ít nói đúng chứ không bị sai.
Bố mẹ cần nhớ thật kiên định và bền bỉ. Đừng nghĩ rằng sau vài ngày hay vài tháng, con sẽ nói tiếng Anh trôi chảy. Suzie nhà mình đã trải qua giai đoạn câm nín “silent period” trong đúng một năm.
Ngôn ngữ như một nụ hoa, nở lúc nào mình không bao giờ biết. Mỗi đứa trẻ khác nhau, giống như việc con cái sẽ ra đời ngày nào cha mẹ đâu có biết chắc. Tới một ngày nắng đẹp, Suzie nói liền một lúc vài từ, “Mommy, I wanna go bathroom”. Ngạc nhiên, nhưng đó là phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực của bố mẹ trong hành trình cùng con sử dụng tiếng Anh.
\Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
Theo: Moon Nguyen

Có thể bạn quan tâm

©Minh Quang JSC. WP Nothing Converted nothing