Bài đăng mới

Hiển thị các bài đăng có nhãn luyện tiếng anh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn luyện tiếng anh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

Theo bạn ngữ điệu là gì và làm thế nào bạn có thể cải thiện ngữ điệu của mình trong tiếng Anh giao tiếp? Đội ngũ giáo viên tại Mic sẽ giải thích về điều này qua những thông tin sau.

Ngữ điệu là một đặc tính của phát âm và phổ biến cho tất cả các ngôn ngữ. Các đặc tính khác của phát âm bao gồm trọng âm, nhịp điệu, sự nối âm và chất giọng. Cũng giống như các đặc tính khác, ngữ điệu liên quan nhiều hơn đến cách thức chúng ta diễn đạt, chứ không phải nội dung ta nói đến.
Ngữ điệu là một đặc tính của phát âm và phổ biến cho tất cả các ngôn ngữ.
Hãy tưởng tượng bạn đang hỏi một tài xế taxi liệu anh ta có thể đưa bạn đến một trung tâm mua sắm cách đó 5km. Bằng giọng nói lạnh lùng, trầm thấp nhất mà bạn từng nghe, anh ta đáp “Sure. Get in”. Bạn sẽ vào chứ?
Còn bây giờ hãy thử tưởng tượng một trường hợp khác, có một chiếc taxi khác phía sau anh ta. Bạn hỏi cùng một câu hỏi, nhưng lần này tài xế trả lời với một âm sắc vui vẻ, có nhạc điệu trong giọng nói của anh ta. Lần này bạn sẽ sẵn sàng leo lên chiếc taxi thứ hai phải không? Nếu bạn chọn chiếc taxi thứ hai, hẳn là do ngữ điệu của tài xế khiến bạn cảm thấy được chào đón nhiều hơn: “Ồ, anh ta có vẻ tốt hơn nhiều”, bạn thầm nhủ.
Nhưng thực sự ngữ điệu là gì? Chỉ đơn thuần là nghe thân thiện hay có gì đó nhiều hơn thế nữa?

Khái niệm ngữ điệu trong tiếng Anh

Ngữ điệu là một đặc tính của phát âm và phổ biến cho tất cả các ngôn ngữ. Các đặc tính khác của phát âm bao gồm trọng âm, nhịp điệu, sự nối âm và chất giọng. Cũng giống như các đặc tính khác, ngữ điệu liên quan nhiều hơn đến cách thức chúng ta diễn đạt, chứ không phải nội dung ta nói đến.
Đơn giản nhất, ngữ điệu có thể được mô tả là “âm nhạc của lời nói”. Một sự thay đổi hoặc biến thể trong âm nhạc (hoặc cao độ) này có thể ảnh hưởng đến ý nghĩa của những gì chúng ta nói. Do đó, ngữ điệu liên quan đến cách chúng ta sử dụng cao độ của giọng nói để thể hiện ý nghĩa và thái độ cụ thể.

Các chức năng khác nhau của ngữ điệu trong tiếng Anh

Có khá nhiều giả thiết được đưa ra để giải thích ngữ điệu có vai trò gì và cách sử dụng nó trong tiếng Anh. Chúng ta hãy xem hai chức năng chính của nó:

Chức năng thể hiện thái độ

Trong nhiều ngôn ngữ nói trên thế giới – nhưng đặc biệt là tiếng Anh-Anh – người nghe rất dễ hiểu thái độ của người nói: buồn chán, thích thú, ngạc nhiên, tức giận, trân trọng, hạnh phúc, v.v… thường được thể hiện rõ trong ngữ điệu của họ.
Chẳng hạn, một nhân viên phục vụ tại một nhà hàng hỏi: “How’s the chocolate muffin, madam” Và bạn trả lời: “mMMmmmm”, với ngữ điệu nổi lên ở giữa và rơi xuống cuối. Người phục vụ gật đầu với một nụ cười. Tại sao? Bởi vì bạn vừa thể hiện sự đánh giá cao của bạn đối với sản phẩm thông qua âm nhạc của giọng nói của bạn dù không dùng bất kì từ ngữ thông dụng nào.
Một ví dụ khác của ngữ điệu chính là khi bạn nhận được một chiếc bánh sinh nhật bất ngờ tại nơi làm việc. có thể bạn sẽ thốt lên “Ôi đây là quà tặng mình sao?” – sự cao giọng của bạn, đặc biệt là trên từ “mình”, ở cuối câu, bày tỏ sự ngạc nhiên và thích thú.
Mặt khác, cảm giác buồn chán hoặc thờ ơ có thể được thể hiện bằng một âm mang thanh ngang, (như một chú robot). Và để chứng minh điều này, bạn hãy so sánh câu “Cảm ơn” mà bạn đã thốt ra với người đưa thư (bằng giọng ngang như một chú robot) và câu “Cảm ơn!” khi được ai đó sửa giúp lốp xe ở bên đường (bằng giọng biểu cảm, chân thành).
Tóm lại, chúng ta thường thể hiện lòng biết ơn và những cảm xúc khác nhau bằng cách sử dụng ngữ điệu cũng như các từ chuyên dụng.

Chức năng thể hiện ngữ pháp

Có một số kiểu ngữ điệu trong tiếng Anh giao tiếp, trong đó phần lớn tương ứng với việc sử dụng các cấu trúc ngữ pháp cụ thể. Ví dụ phổ biến nhất là trong các câu hỏi bắt đầu bằng từ để hỏi (câu hỏi bắt đầu bằng who, what, why, where, when, which, và how), thường sẽ được xuống giọng ở cuối câu.
Trong một cuộc trò chuyện với bạn cùng lớp mới, những câu hỏi sau đây nghe có vẻ tự nhiên nhất khi hạ giọng cuối câu: ‘What’s your name?’, ‘Where are you from?’, ‘Why did you choose this school?’, ‘How long will you study here?’.
Tuy nhiên, những câu hỏi yêu cầu câu trả lời ‘yes’ hoặc ‘no’ thường có ngữ điệu hướng lên. Trong cùng một cuộc trò chuyện với bạn cùng lớp, giọng nói của bạn sẽ tăng lên khi kết thúc những câu hỏi sau: ‘Have you studied here before?’, ‘Do you like the teacher?’, ‘Will you come back tomorrow?’

Cách cải thiện ngữ điệu của bạn

Cách tốt nhất để cải thiện ngữ điệu của bạn chỉ đơn giản là nhận thức rõ hơn về nó. Bằng cách lắng nghe cẩn thận một cuộc hội thoại trên YouTube chẳng hạn, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy cách những người nói khác nhau sử dụng ngữ điệu khác nhau để thể hiện bản thân.
Một ý tưởng khác là ghi lại giọng nói của chính bạn. Ngày nay, ngay cả những điện thoại di động đơn giản nhất cũng được trang bị máy ghi âm. Quả là thú vị (mặc dù đôi khi không chịu nổi) khi nghe giọng nói của chính mình bởi vì nó có vẻ rất khác với những gì chúng ta mong đợi. Hãy thử ghi lại một cuộc đối thoại với một người bạn, (bạn có thể sử dụng một kịch bản từ một cuốn sách hoặc phân cảnh từ một bộ phim). Bây giờ hãy lắng nghe ngữ điệu của bạn. Nó tự nhiên hay chưa? Có thể hiện thái độ của bạn theo cách bạn mong muốn hay không?…
Với bản ghi âm, bạn luôn có thể tua lại, nghe lại và thử phiên bản mới. Ghi âm là một cách tuyệt vời để theo dõi tiến trình của bản thân. Chúng sẽ cho thấy rõ bạn đã tiến bộ như thế nào theo thời gian.

Tài nguyên hữu ích để cải thiện ngữ điệu của bạn ở nhà

Hầu hết các sách khóa học tiếng Anh cung cấp một số bài tập thực hành ngữ điệu, nhưng bạn có nhiều khả năng tìm thấy các ví dụ thực tế và thú vị về việc nói tiếng Anh trên internet. Một nơi tốt để bắt đầu là các podcast của Hội đồng Anh. Đối với học viên nâng cao hơn, các podcast của BBC sẽ là kênh cung cấp các tệp âm thanh tuyệt vời hơn.
YouTube cũng là một tài nguyên luyện tiếng Anh khác. Nếu bạn là một người hâm mộ phim truyền hình và muốn biết nhiều hơn về các nhân vật yêu thích của bạn, hãy tìm các clip phỏng vấn ngắn với các diễn viên đóng vai đấy. Lắng nghe cách họ trả lời các câu hỏi hài hước, chủ đề nghiêm túc và cả các vấn đề không thoải mái. Lưu ý ngữ điệu trong giọng nói chuyển biến theo sự thay đổi trong chủ đề.

Chắc chắn bạn sử dụng ngữ điệu một cách chính xác rất nhiều lần

Như chúng ta đã thấy, ngữ điệu là một khía cạnh quan trọng của phát âm, nhưng điều đáng ghi nhớ là chắc hẳn bạn đang sử dụng nó một cách chính xác trong phần lớn thời gian. Ngay cả trong trường hợp ngữ điệu của bạn nghe như robot, nhưng nếu bạn muốn tự tin hơn về ngữ điệu của mình khi nói tiếng Anh và đặc biệt nếu bạn muốn sử dụng nó một cách chính xác và tinh tế, thì chắc chắn bạn nên dành thời gian để ý cách người khác sử dụng nó, bắt chước cách sử dụng của họ và nghe bản ghi âm giọng nói của bạn.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
BT: Nt Lâm
sách khóa học tiếng Anh

ĐỂ CẢI THIỆN NGỮ ĐIỆU TRONG TIẾNG ANH NÊN LÀM NHƯ THẾ NÀO

Mic.seo3  |  at  tháng 8 21, 2020

Theo bạn ngữ điệu là gì và làm thế nào bạn có thể cải thiện ngữ điệu của mình trong tiếng Anh giao tiếp? Đội ngũ giáo viên tại Mic sẽ giải thích về điều này qua những thông tin sau.

Ngữ điệu là một đặc tính của phát âm và phổ biến cho tất cả các ngôn ngữ. Các đặc tính khác của phát âm bao gồm trọng âm, nhịp điệu, sự nối âm và chất giọng. Cũng giống như các đặc tính khác, ngữ điệu liên quan nhiều hơn đến cách thức chúng ta diễn đạt, chứ không phải nội dung ta nói đến.
Ngữ điệu là một đặc tính của phát âm và phổ biến cho tất cả các ngôn ngữ.
Hãy tưởng tượng bạn đang hỏi một tài xế taxi liệu anh ta có thể đưa bạn đến một trung tâm mua sắm cách đó 5km. Bằng giọng nói lạnh lùng, trầm thấp nhất mà bạn từng nghe, anh ta đáp “Sure. Get in”. Bạn sẽ vào chứ?
Còn bây giờ hãy thử tưởng tượng một trường hợp khác, có một chiếc taxi khác phía sau anh ta. Bạn hỏi cùng một câu hỏi, nhưng lần này tài xế trả lời với một âm sắc vui vẻ, có nhạc điệu trong giọng nói của anh ta. Lần này bạn sẽ sẵn sàng leo lên chiếc taxi thứ hai phải không? Nếu bạn chọn chiếc taxi thứ hai, hẳn là do ngữ điệu của tài xế khiến bạn cảm thấy được chào đón nhiều hơn: “Ồ, anh ta có vẻ tốt hơn nhiều”, bạn thầm nhủ.
Nhưng thực sự ngữ điệu là gì? Chỉ đơn thuần là nghe thân thiện hay có gì đó nhiều hơn thế nữa?

Khái niệm ngữ điệu trong tiếng Anh

Ngữ điệu là một đặc tính của phát âm và phổ biến cho tất cả các ngôn ngữ. Các đặc tính khác của phát âm bao gồm trọng âm, nhịp điệu, sự nối âm và chất giọng. Cũng giống như các đặc tính khác, ngữ điệu liên quan nhiều hơn đến cách thức chúng ta diễn đạt, chứ không phải nội dung ta nói đến.
Đơn giản nhất, ngữ điệu có thể được mô tả là “âm nhạc của lời nói”. Một sự thay đổi hoặc biến thể trong âm nhạc (hoặc cao độ) này có thể ảnh hưởng đến ý nghĩa của những gì chúng ta nói. Do đó, ngữ điệu liên quan đến cách chúng ta sử dụng cao độ của giọng nói để thể hiện ý nghĩa và thái độ cụ thể.

Các chức năng khác nhau của ngữ điệu trong tiếng Anh

Có khá nhiều giả thiết được đưa ra để giải thích ngữ điệu có vai trò gì và cách sử dụng nó trong tiếng Anh. Chúng ta hãy xem hai chức năng chính của nó:

Chức năng thể hiện thái độ

Trong nhiều ngôn ngữ nói trên thế giới – nhưng đặc biệt là tiếng Anh-Anh – người nghe rất dễ hiểu thái độ của người nói: buồn chán, thích thú, ngạc nhiên, tức giận, trân trọng, hạnh phúc, v.v… thường được thể hiện rõ trong ngữ điệu của họ.
Chẳng hạn, một nhân viên phục vụ tại một nhà hàng hỏi: “How’s the chocolate muffin, madam” Và bạn trả lời: “mMMmmmm”, với ngữ điệu nổi lên ở giữa và rơi xuống cuối. Người phục vụ gật đầu với một nụ cười. Tại sao? Bởi vì bạn vừa thể hiện sự đánh giá cao của bạn đối với sản phẩm thông qua âm nhạc của giọng nói của bạn dù không dùng bất kì từ ngữ thông dụng nào.
Một ví dụ khác của ngữ điệu chính là khi bạn nhận được một chiếc bánh sinh nhật bất ngờ tại nơi làm việc. có thể bạn sẽ thốt lên “Ôi đây là quà tặng mình sao?” – sự cao giọng của bạn, đặc biệt là trên từ “mình”, ở cuối câu, bày tỏ sự ngạc nhiên và thích thú.
Mặt khác, cảm giác buồn chán hoặc thờ ơ có thể được thể hiện bằng một âm mang thanh ngang, (như một chú robot). Và để chứng minh điều này, bạn hãy so sánh câu “Cảm ơn” mà bạn đã thốt ra với người đưa thư (bằng giọng ngang như một chú robot) và câu “Cảm ơn!” khi được ai đó sửa giúp lốp xe ở bên đường (bằng giọng biểu cảm, chân thành).
Tóm lại, chúng ta thường thể hiện lòng biết ơn và những cảm xúc khác nhau bằng cách sử dụng ngữ điệu cũng như các từ chuyên dụng.

Chức năng thể hiện ngữ pháp

Có một số kiểu ngữ điệu trong tiếng Anh giao tiếp, trong đó phần lớn tương ứng với việc sử dụng các cấu trúc ngữ pháp cụ thể. Ví dụ phổ biến nhất là trong các câu hỏi bắt đầu bằng từ để hỏi (câu hỏi bắt đầu bằng who, what, why, where, when, which, và how), thường sẽ được xuống giọng ở cuối câu.
Trong một cuộc trò chuyện với bạn cùng lớp mới, những câu hỏi sau đây nghe có vẻ tự nhiên nhất khi hạ giọng cuối câu: ‘What’s your name?’, ‘Where are you from?’, ‘Why did you choose this school?’, ‘How long will you study here?’.
Tuy nhiên, những câu hỏi yêu cầu câu trả lời ‘yes’ hoặc ‘no’ thường có ngữ điệu hướng lên. Trong cùng một cuộc trò chuyện với bạn cùng lớp, giọng nói của bạn sẽ tăng lên khi kết thúc những câu hỏi sau: ‘Have you studied here before?’, ‘Do you like the teacher?’, ‘Will you come back tomorrow?’

Cách cải thiện ngữ điệu của bạn

Cách tốt nhất để cải thiện ngữ điệu của bạn chỉ đơn giản là nhận thức rõ hơn về nó. Bằng cách lắng nghe cẩn thận một cuộc hội thoại trên YouTube chẳng hạn, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy cách những người nói khác nhau sử dụng ngữ điệu khác nhau để thể hiện bản thân.
Một ý tưởng khác là ghi lại giọng nói của chính bạn. Ngày nay, ngay cả những điện thoại di động đơn giản nhất cũng được trang bị máy ghi âm. Quả là thú vị (mặc dù đôi khi không chịu nổi) khi nghe giọng nói của chính mình bởi vì nó có vẻ rất khác với những gì chúng ta mong đợi. Hãy thử ghi lại một cuộc đối thoại với một người bạn, (bạn có thể sử dụng một kịch bản từ một cuốn sách hoặc phân cảnh từ một bộ phim). Bây giờ hãy lắng nghe ngữ điệu của bạn. Nó tự nhiên hay chưa? Có thể hiện thái độ của bạn theo cách bạn mong muốn hay không?…
Với bản ghi âm, bạn luôn có thể tua lại, nghe lại và thử phiên bản mới. Ghi âm là một cách tuyệt vời để theo dõi tiến trình của bản thân. Chúng sẽ cho thấy rõ bạn đã tiến bộ như thế nào theo thời gian.

Tài nguyên hữu ích để cải thiện ngữ điệu của bạn ở nhà

Hầu hết các sách khóa học tiếng Anh cung cấp một số bài tập thực hành ngữ điệu, nhưng bạn có nhiều khả năng tìm thấy các ví dụ thực tế và thú vị về việc nói tiếng Anh trên internet. Một nơi tốt để bắt đầu là các podcast của Hội đồng Anh. Đối với học viên nâng cao hơn, các podcast của BBC sẽ là kênh cung cấp các tệp âm thanh tuyệt vời hơn.
YouTube cũng là một tài nguyên luyện tiếng Anh khác. Nếu bạn là một người hâm mộ phim truyền hình và muốn biết nhiều hơn về các nhân vật yêu thích của bạn, hãy tìm các clip phỏng vấn ngắn với các diễn viên đóng vai đấy. Lắng nghe cách họ trả lời các câu hỏi hài hước, chủ đề nghiêm túc và cả các vấn đề không thoải mái. Lưu ý ngữ điệu trong giọng nói chuyển biến theo sự thay đổi trong chủ đề.

Chắc chắn bạn sử dụng ngữ điệu một cách chính xác rất nhiều lần

Như chúng ta đã thấy, ngữ điệu là một khía cạnh quan trọng của phát âm, nhưng điều đáng ghi nhớ là chắc hẳn bạn đang sử dụng nó một cách chính xác trong phần lớn thời gian. Ngay cả trong trường hợp ngữ điệu của bạn nghe như robot, nhưng nếu bạn muốn tự tin hơn về ngữ điệu của mình khi nói tiếng Anh và đặc biệt nếu bạn muốn sử dụng nó một cách chính xác và tinh tế, thì chắc chắn bạn nên dành thời gian để ý cách người khác sử dụng nó, bắt chước cách sử dụng của họ và nghe bản ghi âm giọng nói của bạn.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
BT: Nt Lâm

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2020

MIC – Mới đây, đoạn clip bé Võ Thị Khánh Ly (Cô giáo nhí 9 tuổi, học sinh trường Tiểu học Võ Thị Sáu) dạy học tiếng anh và dạy tiếng Việt cho người nước ngoài lan truyền trên mạng đã thu hút sự chú ý của nhiều người.


Ở phố đi bộ Hà Nội mỗi tối cuối tuần, Ly lại khiến cả góc phố xôn xao. Bởi lần nào em dạy người nước ngoài nói tiếng Việt, rất đông người dân tại đây liền vây quanh theo dõi. Ai nấy đều trầm trồ, khen ngợi khả năng nói tiếng Anh rất tốt của cô bé xinh xắn này.

Học tiếng Anh qua các video trên Youtube từ khi lên 5

Bé Ly là con gái duy nhất của vợ chồng anh Võ Tá Hoàng và chị Nguyễn Thị Hiền (Tân Kỳ, Nghệ An). Từ lúc mới chỉ 5 tuổi, vợ chồng anh chị đã định hướng cho bé học tiếng Anh. Vì hoàn cảnh gia đình không có điều kiện nên chủ yếu cô bé tự mày mò, học ngoại ngữ qua các clip ngắn trên Youtube.
Dành nhiều thời gian xem các clip dạy học của người bản ngữ nên khả năng nghe và phát âm của Ly rất tốt. Cứ như thế, chỉ sau vài năm, vốn liếng tiếng Anh của Ly đã vượt trội, bỏ xa tất cả bạn bè cùng trường.
Nhận thấy niềm đam mê và năng khiếu của con, vợ chồng anh Hoàng muốn tìm một môi trường tốt hơn giúp Ly có điều kiện học hỏi, trau dồi vốn ngoại ngữ của mình.
Quê mình là vùng miền núi, kinh tế khó khăn lại không có môi trường để con giao tiếp tiếng Anh. Chương trình ngoại ngữ ở trường thì con đã vượt xa nên vợ chồng mình nghĩ, nếu không tiếp tục rèn giũa, sớm muộn vốn tiếng Anh của con sẽ dần mai một“, anh Hoàng chia sẻ.
Bé Ly tự tin giao tiếp với các cô chú người nước ngoài.
Suy nghĩ, đắn đo rất nhiều, cuối cùng cách đây 1 năm, vợ chồng anh quyết định chia đôi mỗi người một ngả. Anh Hoàng tiếp tục theo đuổi việc dạy học ở quê, còn vợ anh – chị Hiền – gác lại tất cả mọi việc, theo con lên Hà Nội trọ học. Ở đây, chị làm nghề buôn bán hoa quả. Mỗi sáng phải dậy sớm từ 3h để nhập hàng hóa trên chợ đầu mối Long Biên và làm việc mải miết đến 5-6h chiều mới nghỉ.
Công việc vất vả như vậy nhưng một mình chị vẫn phải cáng đáng thêm việc chăm sóc, đưa đón bé Ly đi học. Ở thành phố, mọi sinh hoạt phí đều đắt đỏ, tốn kém hơn ở quê nên với sức lao động của 2 vợ chồng, đôi khi vẫn chật vật mới đủ nuôi Ly ăn học.
Mỗi ngày, bé Ly dành ra rất nhiều thời gian để tự học.
Dù giành danh hiệu học sinh xuất sắc ở quê nhưng khi lên đây, các thầy cô vẫn ngần ngại, sợ con không theo kịp. Bố mẹ phải làm giấy cam đoan, nếu sau 1 kỳ, con không bắt kịp sẽ cho về quê”, chị Hiền nhớ lại quãng thời gian mới đưa con lên Hà Nội xin nhập học ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu.
Từng khiến thầy cô phải e dè như thế nhưng chỉ sau vài tháng, Ly đã chứng minh được khả năng của mình. Hiện giờ, cô bé là học sinh top đầu trong lớp và được thầy cô đánh giá rất cao về lòng ham học hỏi cùng năng khiếu tiếng Anh rất tốt.
Thấy con học tốt, vợ chồng mình cũng rất vui và tự hào. Có điều, con học trên này, bố mẹ vất vả hơn nhiều, gia đình cũng phải xa cách, mỗi tháng đoàn tụ 1 lần vào 2 ngày cuối tuần“.
Chị Hiền tâm sự, trước đây chị từng học ĐH Sư phạm Đà Nẵng nhưng sau đó không xin được việc làm, phải đi buôn bán tự do vất vả. Vì thế, chị quyết tâm chỉ sinh một con gái và chăm sóc cho bé, hỗ trợ hết mức để con học thật giỏi, sau này không phải vất vả giống như bố mẹ.

Từ gánh hoa quả ở chợ lúc 5 giờ sáng đến tiết học đầu tiên của Ly

Thời gian đầu mới lên Hà Nội, Ly được mẹ đưa đến Trung tâm dạy tiếng Anh theo học. Tuy nhiên, vì kinh tế eo hẹp nên hiện tại, Ly chỉ học ở trường và cuối tuần cô bé tự mình học tiếng Anh bằng cách trò chuyện với du khách nước ngoài ở hồ Hoàn Kiếm.
Mỗi ngày, Ly được mẹ đánh thức từ lúc 5h để còn kịp đi bán hoa quả ngoài chợ. Cô bé dậy sớm, ra chợ theo mẹ rồi đến 7h phải tới trường dù lịch học tới 8h mới bắt đầu. Cả ngày Ly ở trường, đêm về lại học tiếp từ 8h tối đến 11h đêm. Cứ như thế, guồng quay mỗi ngày của cô bé lúc nào cũng bận rộn với chuyện học hành. Lúc rảnh rỗi, Ly cũng chỉ thích ngồi xem các chương trình dạy tiếng Anh trên Youtube.
Chiếc bảng ở nhà Ly dùng để dạy tiếng Anh và nhờ mẹ quay clip up lên mạng.
Ly tâm sự, ước mơ của cô sau này là được đi du học, giới thiệu với bạn bè quốc tế về văn hóa Việt Nam. Nếu không thể du học, cô bé hy vọng có thể trở thành giáo viên tiếng Anh, chia sẻ kinh nghiệm học ngoại ngữ tới nhiều người.
Bây giờ ở nhà, Ly hay nhờ mẹ quay clip mình dạy tiếng Anh để up lên Facebook, Youtube. “Con hay quay clip vì muốn chia sẻ những điều mình học được với mọi người. Mọi người xem cũng rất thích, nhất là các bạn ở quê“, Ly nói.
Buổi tối cuối tuần, Ly theo bố mẹ lên hồ Hoàn Kiếm, gặp người nước ngoài để trò chuyện.
Mỗi tối cuối tuần, Ly lại theo mẹ lên hồ Hoàn Kiếm học tiếng Anh. Bố mẹ cô đều không giỏi ngoại ngữ nhưng rất chăm chú lắng nghe con gái giao tiếp với du khách. Ngoài trau dồi vốn ngoại ngữ, cô bé còn tranh thủ dạy họ nói tiếng Việt.
Những gì cô bé dạy họ không nhiều, chủ yếu là các từ cơ bản, đủ để chào hỏi mấy câu xã giao với người Việt Nam. Dù đơn giản như vậy nhưng điều đó cũng đủ làm du khách vui vẻ. Họ cũng rất ấn tượng với khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của Ly.
Dù không hiểu con gái đang nói gì nhưng mẹ Ly luôn ở bên và chăm chú theo dõi em trò chuyện với khách du lịch.
“Cô bé rất đáng yêu và phát âm tiếng Anh khá chuẩn“, Alice (khách du lịch người Pháp chia sẻ). “Mình đi du lịch, muốn tìm hiểu về văn hóa Việt Nam nên rất muốn nói chuyện với các bạn người Việt nhưng không phải ai cũng có thời gian và khả năng ngoại ngữ tốt như cô bé này“, John (du khách người Tây Ban Nha) nói.
Ly tâm sự, em rất thích được đi cùng mẹ tới phố đi bộ. Mỗi khi tới đây, 2 mẹ con vừa được dạo chơi, nghe nhạc và Ly thì có thêm thời gian để rèn luyện tiếng Anh.
Người nước ngoài dạy con nhiều về từ vựng, cách phát âm nên con rất thích trò chuyện với họ. Con cũng thích dạy tiếng Việt cho họ vì họ rất thích học tiếng Việt, giống con thích học tiếng Anh. Mỗi lần nói chuyện với họ, con chỉ ước mình hiểu biết nhiều hơn, có thể nói chuyện lâu hơn với các cô chú“, bé Ly kể.
Theo: Kênh 14
luyện tiếng anh

CÔ GIÁO “NHÍ” DẠY HỌC TIẾNG ANH VÀ BẮT CHUYỆN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI PHỐ ĐI BỘ

Mic.seo3  |  at  tháng 5 21, 2020

MIC – Mới đây, đoạn clip bé Võ Thị Khánh Ly (Cô giáo nhí 9 tuổi, học sinh trường Tiểu học Võ Thị Sáu) dạy học tiếng anh và dạy tiếng Việt cho người nước ngoài lan truyền trên mạng đã thu hút sự chú ý của nhiều người.


Ở phố đi bộ Hà Nội mỗi tối cuối tuần, Ly lại khiến cả góc phố xôn xao. Bởi lần nào em dạy người nước ngoài nói tiếng Việt, rất đông người dân tại đây liền vây quanh theo dõi. Ai nấy đều trầm trồ, khen ngợi khả năng nói tiếng Anh rất tốt của cô bé xinh xắn này.

Học tiếng Anh qua các video trên Youtube từ khi lên 5

Bé Ly là con gái duy nhất của vợ chồng anh Võ Tá Hoàng và chị Nguyễn Thị Hiền (Tân Kỳ, Nghệ An). Từ lúc mới chỉ 5 tuổi, vợ chồng anh chị đã định hướng cho bé học tiếng Anh. Vì hoàn cảnh gia đình không có điều kiện nên chủ yếu cô bé tự mày mò, học ngoại ngữ qua các clip ngắn trên Youtube.
Dành nhiều thời gian xem các clip dạy học của người bản ngữ nên khả năng nghe và phát âm của Ly rất tốt. Cứ như thế, chỉ sau vài năm, vốn liếng tiếng Anh của Ly đã vượt trội, bỏ xa tất cả bạn bè cùng trường.
Nhận thấy niềm đam mê và năng khiếu của con, vợ chồng anh Hoàng muốn tìm một môi trường tốt hơn giúp Ly có điều kiện học hỏi, trau dồi vốn ngoại ngữ của mình.
Quê mình là vùng miền núi, kinh tế khó khăn lại không có môi trường để con giao tiếp tiếng Anh. Chương trình ngoại ngữ ở trường thì con đã vượt xa nên vợ chồng mình nghĩ, nếu không tiếp tục rèn giũa, sớm muộn vốn tiếng Anh của con sẽ dần mai một“, anh Hoàng chia sẻ.
Bé Ly tự tin giao tiếp với các cô chú người nước ngoài.
Suy nghĩ, đắn đo rất nhiều, cuối cùng cách đây 1 năm, vợ chồng anh quyết định chia đôi mỗi người một ngả. Anh Hoàng tiếp tục theo đuổi việc dạy học ở quê, còn vợ anh – chị Hiền – gác lại tất cả mọi việc, theo con lên Hà Nội trọ học. Ở đây, chị làm nghề buôn bán hoa quả. Mỗi sáng phải dậy sớm từ 3h để nhập hàng hóa trên chợ đầu mối Long Biên và làm việc mải miết đến 5-6h chiều mới nghỉ.
Công việc vất vả như vậy nhưng một mình chị vẫn phải cáng đáng thêm việc chăm sóc, đưa đón bé Ly đi học. Ở thành phố, mọi sinh hoạt phí đều đắt đỏ, tốn kém hơn ở quê nên với sức lao động của 2 vợ chồng, đôi khi vẫn chật vật mới đủ nuôi Ly ăn học.
Mỗi ngày, bé Ly dành ra rất nhiều thời gian để tự học.
Dù giành danh hiệu học sinh xuất sắc ở quê nhưng khi lên đây, các thầy cô vẫn ngần ngại, sợ con không theo kịp. Bố mẹ phải làm giấy cam đoan, nếu sau 1 kỳ, con không bắt kịp sẽ cho về quê”, chị Hiền nhớ lại quãng thời gian mới đưa con lên Hà Nội xin nhập học ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu.
Từng khiến thầy cô phải e dè như thế nhưng chỉ sau vài tháng, Ly đã chứng minh được khả năng của mình. Hiện giờ, cô bé là học sinh top đầu trong lớp và được thầy cô đánh giá rất cao về lòng ham học hỏi cùng năng khiếu tiếng Anh rất tốt.
Thấy con học tốt, vợ chồng mình cũng rất vui và tự hào. Có điều, con học trên này, bố mẹ vất vả hơn nhiều, gia đình cũng phải xa cách, mỗi tháng đoàn tụ 1 lần vào 2 ngày cuối tuần“.
Chị Hiền tâm sự, trước đây chị từng học ĐH Sư phạm Đà Nẵng nhưng sau đó không xin được việc làm, phải đi buôn bán tự do vất vả. Vì thế, chị quyết tâm chỉ sinh một con gái và chăm sóc cho bé, hỗ trợ hết mức để con học thật giỏi, sau này không phải vất vả giống như bố mẹ.

Từ gánh hoa quả ở chợ lúc 5 giờ sáng đến tiết học đầu tiên của Ly

Thời gian đầu mới lên Hà Nội, Ly được mẹ đưa đến Trung tâm dạy tiếng Anh theo học. Tuy nhiên, vì kinh tế eo hẹp nên hiện tại, Ly chỉ học ở trường và cuối tuần cô bé tự mình học tiếng Anh bằng cách trò chuyện với du khách nước ngoài ở hồ Hoàn Kiếm.
Mỗi ngày, Ly được mẹ đánh thức từ lúc 5h để còn kịp đi bán hoa quả ngoài chợ. Cô bé dậy sớm, ra chợ theo mẹ rồi đến 7h phải tới trường dù lịch học tới 8h mới bắt đầu. Cả ngày Ly ở trường, đêm về lại học tiếp từ 8h tối đến 11h đêm. Cứ như thế, guồng quay mỗi ngày của cô bé lúc nào cũng bận rộn với chuyện học hành. Lúc rảnh rỗi, Ly cũng chỉ thích ngồi xem các chương trình dạy tiếng Anh trên Youtube.
Chiếc bảng ở nhà Ly dùng để dạy tiếng Anh và nhờ mẹ quay clip up lên mạng.
Ly tâm sự, ước mơ của cô sau này là được đi du học, giới thiệu với bạn bè quốc tế về văn hóa Việt Nam. Nếu không thể du học, cô bé hy vọng có thể trở thành giáo viên tiếng Anh, chia sẻ kinh nghiệm học ngoại ngữ tới nhiều người.
Bây giờ ở nhà, Ly hay nhờ mẹ quay clip mình dạy tiếng Anh để up lên Facebook, Youtube. “Con hay quay clip vì muốn chia sẻ những điều mình học được với mọi người. Mọi người xem cũng rất thích, nhất là các bạn ở quê“, Ly nói.
Buổi tối cuối tuần, Ly theo bố mẹ lên hồ Hoàn Kiếm, gặp người nước ngoài để trò chuyện.
Mỗi tối cuối tuần, Ly lại theo mẹ lên hồ Hoàn Kiếm học tiếng Anh. Bố mẹ cô đều không giỏi ngoại ngữ nhưng rất chăm chú lắng nghe con gái giao tiếp với du khách. Ngoài trau dồi vốn ngoại ngữ, cô bé còn tranh thủ dạy họ nói tiếng Việt.
Những gì cô bé dạy họ không nhiều, chủ yếu là các từ cơ bản, đủ để chào hỏi mấy câu xã giao với người Việt Nam. Dù đơn giản như vậy nhưng điều đó cũng đủ làm du khách vui vẻ. Họ cũng rất ấn tượng với khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của Ly.
Dù không hiểu con gái đang nói gì nhưng mẹ Ly luôn ở bên và chăm chú theo dõi em trò chuyện với khách du lịch.
“Cô bé rất đáng yêu và phát âm tiếng Anh khá chuẩn“, Alice (khách du lịch người Pháp chia sẻ). “Mình đi du lịch, muốn tìm hiểu về văn hóa Việt Nam nên rất muốn nói chuyện với các bạn người Việt nhưng không phải ai cũng có thời gian và khả năng ngoại ngữ tốt như cô bé này“, John (du khách người Tây Ban Nha) nói.
Ly tâm sự, em rất thích được đi cùng mẹ tới phố đi bộ. Mỗi khi tới đây, 2 mẹ con vừa được dạo chơi, nghe nhạc và Ly thì có thêm thời gian để rèn luyện tiếng Anh.
Người nước ngoài dạy con nhiều về từ vựng, cách phát âm nên con rất thích trò chuyện với họ. Con cũng thích dạy tiếng Việt cho họ vì họ rất thích học tiếng Việt, giống con thích học tiếng Anh. Mỗi lần nói chuyện với họ, con chỉ ước mình hiểu biết nhiều hơn, có thể nói chuyện lâu hơn với các cô chú“, bé Ly kể.
Theo: Kênh 14

Có thể bạn quan tâm

©Minh Quang JSC. WP Nothing Converted nothing