Bài đăng mới

Hiển thị các bài đăng có nhãn giáo viên dạy học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn giáo viên dạy học. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2020

MIC – Đến 14h hôm nay 14-2, đã có 21 tỉnh, thành phố quyết định cho học sinh đi học trở lại vào ngày 17-2. Riêng Vĩnh Phúc tiếp tục cho học sinh nghỉ học đến ngày 22-2-2020.

Đây là một tin vui và đáng mừng cho các em học sinh. Cùng toàn thể giáo viên trên cả nước trong đó có các thầy cô giáo quốc tế.
Cô Eryn Vorster chia sẻ là “tôi rất lo lắng cho các bạn nhỏ của tôi”
Thừa Thiên Huế: học sinh đi học từ 17-2, sinh viên tiếp tục được nghỉ
Sáng 14-2, tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa thống nhất đề xuất với Sở GD-ĐT tỉnh về việc cho học sinh các cấp đi học trở lại từ ngày 17-2. Riêng sinh viên tiếp tục được nghỉ học đến 23-2.
Theo đó, lãnh đạo các địa phương, nhà trường phải thường xuyên nhắc nhở học sinh đeo khẩu trang trước khi đến trường, rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn. Tỉnh cũng chuẩn bị hơn 290.000 khẩu trang vải để phát miễn phí cho học sinh và giáo viên.
Cũng trong sáng 14-2, ông Trương Quý Tùng, phó giám đốc ĐH Huế, cho biết vừa có văn bản hỏa tốc gửi các trường, khoa, đơn vị thành viên về việc tiếp tục cho sinh viên nghỉ học đến ngày 23-2. Trước đó ĐH này thông báo cho sinh viên trở lại trường vào ngày 17-2, tuy nhiên trước diễn biến của dịch COVID-19, ĐH Huế quyết định cho sinh viên nghỉ thêm 1 tuần nữa để chuẩn bị tốt công tác phòng dịch.
Nhà trường phải thường xuyên nhắc nhở học sinh đeo khẩu trang trước khi đến trường, rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn.
Phú Yên: Lên kế hoạch dạy bù, học bù 
Sáng nay 14-2, UBND tỉnh Phú Yên có văn bản thống nhất cho học sinh các cấp ở tỉnh này đi học trở lại vào ngày 17-2 sau 2 tuần nghỉ để phòng chống dịch bệnh COVID-19 gây ra.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online về phương án dạy, học bù ở Phú Yên, ông Phạm Văn Cường – giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Phú Yên – cho hay sở chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện, các đơn vị trực thuộc sở có kế hoạch dạy bù hợp lý.
“Theo kế hoạch của năm học 2019-2020, thì chương trình giảng dạy kết thúc vào ngày 25-5 và đến 31-5 là tổng kết năm học. Nay do phải nghỉ 2 tuần phòng chống dịch bệnh nên  các trường tận dụng khoảng thời gian trống của tuần cuối này để dạy bù, nếu trường nào chưa đủ chương trình thì bố trí dạy bù một số buổi vào thứ bảy, chủ nhật” – ông Cường cho hay.
Các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Quảng Nam cũng đã có thông báo cho học sinh đi học lại từ ngày 17-2, đi kèm là các hướng dẫn công tác phòng chống dịch cho học sinh khi trở lại lớp.
Trước đó tối 13-2, ông Nguyễn Thanh Đề – vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất, Bộ Giáo dục và đào tạo (Bộ GD-ĐT) cho biết đến 20h30 ngày 13-2, có 16 tỉnh, thành phố đã quyết định cho học sinh đi học trở lại vào ngày 17-2.
Cụ thể gồm: Cà Mau, Đồng Nai, Sóc Trăng, Đắk Lắk, Đắk Nông,Tây Ninh, Hậu Giang, Bình Phước, Cần Thơ, Hà Nam, Đà Nẵng, Yên Bái, Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Đồng Nai. Riêng Vĩnh Phúc tiếp tục cho học sinh nghỉ học đến ngày 22-2-2020. (TTXVN)
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
Theo: B.TuoiTre
phòng giáo dục và đào tạo

21 TỈNH, THÀNH PHỐ CHO HỌC SINH ĐI HỌC TRỞ LẠI TỪ 17-2

Mic.seo3  |  at  tháng 2 14, 2020

MIC – Đến 14h hôm nay 14-2, đã có 21 tỉnh, thành phố quyết định cho học sinh đi học trở lại vào ngày 17-2. Riêng Vĩnh Phúc tiếp tục cho học sinh nghỉ học đến ngày 22-2-2020.

Đây là một tin vui và đáng mừng cho các em học sinh. Cùng toàn thể giáo viên trên cả nước trong đó có các thầy cô giáo quốc tế.
Cô Eryn Vorster chia sẻ là “tôi rất lo lắng cho các bạn nhỏ của tôi”
Thừa Thiên Huế: học sinh đi học từ 17-2, sinh viên tiếp tục được nghỉ
Sáng 14-2, tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa thống nhất đề xuất với Sở GD-ĐT tỉnh về việc cho học sinh các cấp đi học trở lại từ ngày 17-2. Riêng sinh viên tiếp tục được nghỉ học đến 23-2.
Theo đó, lãnh đạo các địa phương, nhà trường phải thường xuyên nhắc nhở học sinh đeo khẩu trang trước khi đến trường, rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn. Tỉnh cũng chuẩn bị hơn 290.000 khẩu trang vải để phát miễn phí cho học sinh và giáo viên.
Cũng trong sáng 14-2, ông Trương Quý Tùng, phó giám đốc ĐH Huế, cho biết vừa có văn bản hỏa tốc gửi các trường, khoa, đơn vị thành viên về việc tiếp tục cho sinh viên nghỉ học đến ngày 23-2. Trước đó ĐH này thông báo cho sinh viên trở lại trường vào ngày 17-2, tuy nhiên trước diễn biến của dịch COVID-19, ĐH Huế quyết định cho sinh viên nghỉ thêm 1 tuần nữa để chuẩn bị tốt công tác phòng dịch.
Nhà trường phải thường xuyên nhắc nhở học sinh đeo khẩu trang trước khi đến trường, rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn.
Phú Yên: Lên kế hoạch dạy bù, học bù 
Sáng nay 14-2, UBND tỉnh Phú Yên có văn bản thống nhất cho học sinh các cấp ở tỉnh này đi học trở lại vào ngày 17-2 sau 2 tuần nghỉ để phòng chống dịch bệnh COVID-19 gây ra.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online về phương án dạy, học bù ở Phú Yên, ông Phạm Văn Cường – giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Phú Yên – cho hay sở chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện, các đơn vị trực thuộc sở có kế hoạch dạy bù hợp lý.
“Theo kế hoạch của năm học 2019-2020, thì chương trình giảng dạy kết thúc vào ngày 25-5 và đến 31-5 là tổng kết năm học. Nay do phải nghỉ 2 tuần phòng chống dịch bệnh nên  các trường tận dụng khoảng thời gian trống của tuần cuối này để dạy bù, nếu trường nào chưa đủ chương trình thì bố trí dạy bù một số buổi vào thứ bảy, chủ nhật” – ông Cường cho hay.
Các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Quảng Nam cũng đã có thông báo cho học sinh đi học lại từ ngày 17-2, đi kèm là các hướng dẫn công tác phòng chống dịch cho học sinh khi trở lại lớp.
Trước đó tối 13-2, ông Nguyễn Thanh Đề – vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất, Bộ Giáo dục và đào tạo (Bộ GD-ĐT) cho biết đến 20h30 ngày 13-2, có 16 tỉnh, thành phố đã quyết định cho học sinh đi học trở lại vào ngày 17-2.
Cụ thể gồm: Cà Mau, Đồng Nai, Sóc Trăng, Đắk Lắk, Đắk Nông,Tây Ninh, Hậu Giang, Bình Phước, Cần Thơ, Hà Nam, Đà Nẵng, Yên Bái, Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Đồng Nai. Riêng Vĩnh Phúc tiếp tục cho học sinh nghỉ học đến ngày 22-2-2020. (TTXVN)
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
Theo: B.TuoiTre

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2020

MIC – Tổng Lãnh sự quán Mỹ đang tiếp tục tìm kiếm giáo viên tiếng Anh để cấp học bổng American English E-Teacher năm vừa qua.
Tổng Lãnh Sự Quán Mỹ vừa có thông báo tìm kiếm ứng viên là giáo viên tiếng Anh cho học bổng American English E-Teacher năm 2019.
Đây là chương trình cung cấp các khóa học TESOL trực tuyến 8 tuần do các trường ĐH ở Mỹ giảng dạy. Chương trình có đến 200 suất học bổng cho các khóa học từ mùa thu 2019 đến hè 2020.
Theo trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ, đây là chương trình cung cấp cơ hội phát triển nghề nghiệp cho các giáo viên tiếng Anh: khóa học trực tuyến toàn cầu và khóa học trực tuyến mở lớn (MOOCs).
>>> Bạn có thể tham khảo thêm tài liệu học ở ĐÂY.
Tất cả các khóa học của American English E-Teacher đều sử dụng công nghệ giảng dạy mới nhất.
Những khóa học bao gồm: Tích hợp các kỹ năng tư duy phê phán vào việc khám phá văn hóa trong môi trường EFL (Tiếng Anh như ngoại ngữ), dạy ngữ pháp giao tiếp, sử dụng công nghệ giáo dục trong lớp học tiếng Anh, dạy tiếng Anh cho người học trẻ, phát triển chuyên môn cho giảng viên, hướng dẫn dựa trên nội dung, phương pháp TESOL, đánh giá của người học tiếng Anh.
Theo hướng dẫn từ Bộ Ngoại giao Mỹ, người học là các giáo viên tiếng Anh, nên có hiểu biết về các thuật ngữ kỹ thuật tiếng Anh liên quan đến máy tính và Internet, có các kỹ năng công nghệ cơ bản liên quan đến email, tìm kiếm trên internet, những ứng dụng thực tế trong kỹ năng nghe và nói. Người tham gia yêu cầu quyền truy cập vào các công cụ thời gian thực như Skype, có khả năng gõ tiếng Anh đủ tốt để thực hiện các nhiệm vụ trực tuyến kịp thời…
BT: NtLam.
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG (Chuyên tư vấn & cung cấp giáo viên tiếng anh) HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn – Dịch Vọng- Cầu Giấy – Hà Nội.
Hotline : 024.6685.3355 – 0974. 622. 815 – 0966 188 169
Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
Skype : giaovientienganh.edu
thuật ngữ kỹ thuật tiếng Anh

GIÁO VIÊN TIẾNG ANH CÓ THỂ NHẬN ĐƯỢC HỌC BỔNG CỦA MỸ

Mic.seo3  |  at  tháng 2 07, 2020

MIC – Tổng Lãnh sự quán Mỹ đang tiếp tục tìm kiếm giáo viên tiếng Anh để cấp học bổng American English E-Teacher năm vừa qua.
Tổng Lãnh Sự Quán Mỹ vừa có thông báo tìm kiếm ứng viên là giáo viên tiếng Anh cho học bổng American English E-Teacher năm 2019.
Đây là chương trình cung cấp các khóa học TESOL trực tuyến 8 tuần do các trường ĐH ở Mỹ giảng dạy. Chương trình có đến 200 suất học bổng cho các khóa học từ mùa thu 2019 đến hè 2020.
Theo trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ, đây là chương trình cung cấp cơ hội phát triển nghề nghiệp cho các giáo viên tiếng Anh: khóa học trực tuyến toàn cầu và khóa học trực tuyến mở lớn (MOOCs).
>>> Bạn có thể tham khảo thêm tài liệu học ở ĐÂY.
Tất cả các khóa học của American English E-Teacher đều sử dụng công nghệ giảng dạy mới nhất.
Những khóa học bao gồm: Tích hợp các kỹ năng tư duy phê phán vào việc khám phá văn hóa trong môi trường EFL (Tiếng Anh như ngoại ngữ), dạy ngữ pháp giao tiếp, sử dụng công nghệ giáo dục trong lớp học tiếng Anh, dạy tiếng Anh cho người học trẻ, phát triển chuyên môn cho giảng viên, hướng dẫn dựa trên nội dung, phương pháp TESOL, đánh giá của người học tiếng Anh.
Theo hướng dẫn từ Bộ Ngoại giao Mỹ, người học là các giáo viên tiếng Anh, nên có hiểu biết về các thuật ngữ kỹ thuật tiếng Anh liên quan đến máy tính và Internet, có các kỹ năng công nghệ cơ bản liên quan đến email, tìm kiếm trên internet, những ứng dụng thực tế trong kỹ năng nghe và nói. Người tham gia yêu cầu quyền truy cập vào các công cụ thời gian thực như Skype, có khả năng gõ tiếng Anh đủ tốt để thực hiện các nhiệm vụ trực tuyến kịp thời…
BT: NtLam.
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG (Chuyên tư vấn & cung cấp giáo viên tiếng anh) HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn – Dịch Vọng- Cầu Giấy – Hà Nội.
Hotline : 024.6685.3355 – 0974. 622. 815 – 0966 188 169
Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
Skype : giaovientienganh.edu

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2020

Brendan O’Shea (quốc tịch Anh) là giáo viên tiếng Anh trường tiểu học, trung học cơ sở tại Trung Quốc. Anh chia sẻ phương pháp dạy thông qua bài hát.

Âm nhạc rất quan trọng trong việc dạy ngôn ngữ vì bộ não của chúng ta có thể xử lý thông tin tự nhiên và dễ dàng hơn nhờ có nhịp điệu. Tôi cho rằng hoạt động học ngoại ngữ thông qua bài hát nên được sử dụng trong lớp học hoặc trong gia đình bất cứ khi nào có thể. Dưới đây là phương pháp học tiếng Anh qua bài hát:
1. Hát tiếng anh cùng nhau
Việc hát cùng nhau giúp trẻ luyện song song hai kỹ năng nghe và nói. Cha mẹ hoặc giáo viên tiếng anh có thể in lời bài hát ra giấy, cho trẻ nghe bài hát vài lần và sau đó cùng nhau hát dựa trên lời có sẵn.
Nhiều em học nhanh có thể ghi nhớ và hát theo không cần giấy, nhiều em phải nhìn lời bài hát nhưng nhìn chung việc hát cùng nhau cho trẻ động lực và niềm vui học tập. Hiện nay, mỗi bài hát trên Youtube thường có lời đi kèm nên không nhất thiết phải in ra giấy, trẻ có thể nhìn trực tiếp vào màn hình và hát theo.
Những em lớn tuổi và đã biết tiếng Anh có thể nâng độ khó lên bằng việc hát theo không nhìn lời để rèn luyện phản xạ. Sau khi hát, hãy khuyến khích trẻ chia sẻ cảm xúc về bài hát và ngôn từ để thấy thoải mái hơn.


Dạy trẻ tiếng Anh thông qua bài hát.
2. Điền từ tiếng anh vào chỗ trống
Phương pháp điền từ vào chỗ trống giúp kiểm tra kỹ năng từ vựng của trẻ. Bạn hãy đưa trẻ lời bài hát nhưng để trống một số từ, ít nhất là sáu ô. Sau đó, phát bài hát và yêu cầu trẻ điền từ còn thiếu mà các em nghe được. Với trẻ mới học, bạn có thể cung cấp một vài từ cho sẵn để các em lựa chọn điền vào ô trống.
Trẻ có trình độ tiếng Anh cao hơn phải tự nghĩ và điền từ vào ô trống. Điều này vô cùng quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng nghe, đọc và việc sử dụng ngữ cảnh để đoán nghĩa.
3. Vẽ bài hát tiếng anh
Nhiều đứa trẻ thể hiện tốt nhất khả năng tiếp thu thông qua hình ảnh nên việc vẽ lại bài hát qua những thông tin nghe được là cách học rất được yêu thích. Với phương pháp này, phụ huynh hoặc thầy cô có thể yêu cầu trẻ vẽ lại những hình ảnh tương ứng với thông tin các em nghe được trong bài hát. Ví dụ, với bài hát “Baby Shark”, trẻ có thể vẽ hình cá mập, bố mẹ, ông bà, những chủ thể xuất hiện trong lời bài hát.
4. Đọc bài hát tiếng anh
Đọc bài hát là phương pháp học tiếng Anh nâng cao hơn so với việc hát cùng nhau. Phụ huynh và giáo viên vẫn sử dụng bản in lời, phát bài hát cho học sinh nghe và hát theo. Sau đó, yêu cầu trẻ chuyển sang tiếp cận bài hát dưới dạng một câu chuyện.
Các em sẽ phải kể lại nội dung bài hát hoặc câu chuyện trong bài hát đó, đồng thời trả lời một số câu hỏi bao gồm: Bạn có thích bài hát (hoặc câu chuyện truyền tải trong bài hát) không và tại sao? Đâu là phần bạn thích nhất trong bài hát này? Sau khi nghe, bạn nghĩ gì về bài hát?
5. Viết lại bài hát
Phương pháp viết lại bài hát là thử thách khó khăn hơn dành cho những đứa trẻ sử dụng tiếng Anh ở mức khá. Đầu tiên, cho trẻ nghe và hiểu về bài hát gốc tiếng Anh. Tiếp đó yêu cầu trẻ thay đổi bài hát theo cách riêng của mình nhưng nhất định phải đưa ra một diện mạo mới cho bài hát gốc. Các em có thể thay đổi một số từ trong bài hát bằng từ đồng nghĩa hoặc viết lại bài hát mới cùng chủ đề hoặc cùng thông điệp.
Những bài hát giúp trẻ nhỏ học tiếng Anh
– Dành cho trẻ mới bắt đầu: “Days of the Week Song” (The Singing Walrus) là bài hát quen thuộc dành cho trẻ mới bắt đầu học tiếng Anh với từ vựng về bảy ngày trong tuần. Khi hát, phụ huynh hoặc giáo viên có thể dạy các em nhảy để hoạt động học thêm thú vị, hấp dẫn.
– Dành cho trẻ có trình độ vừa phải: “Good Morning Song for Kids” (The Singing Walrus) cung cấp từ vựng và câu về đề tài chào buổi sáng hoặc hỏi thăm sức khỏe hoặc bài “I Have a Headache” (Michael Sem) đưa ra từ vựng về bệnh tật.
– Dạy ngữ pháp: “My Favorite Things” (Rodgers and Hammerstein) là bài hát thường được giáo viên sử dụng nhiều nhất với những cụm từ, ngữ pháp cấp độ đơn giản. Ngoài ra, bài hát “Transportation Song” (The Singing Walrus) có thể giúp trẻ học từ vựng về các phương tiện giao thông.
– Dạy kỹ năng nghe: “Do You Like Broccoli Ice Cream?” (Super Simple Songs) hoặc “Stand Up, Sit Down” (Fun Kids English) đưa ra những câu hỏi hoặc mệnh lệnh mà phụ huynh, giáo viên có thể tách riêng để trẻ lắng nghe rồi trả lời hoặc làm theo.
Những bài hát giúp trẻ vị thành niên học tiếng Anh
– Dành cho người mới bắt đầu: “I Am a Rock” (Simon and Garfunkel) hoặc “O Christmas Tree” (Aretha Franklin) là những bài hát có tiết tấu tương đối chậm giúp người mới học bắt đầu và có thể tìm hiểu thêm về văn hóa nước ngoài.
– Dành cho người có trình độ vừa phải: Bài hát “If I Were a Boy” (Beyonce) sẽ là lựa chọn phù hợp cho người sử dụng tiếng Anh ở mức tương đối.
 Dạy ngữ pháp: “Somebody That I Used to Know” (Gotye) hoặc “”I Still Haven’t Found What I’m Looking For” (U2) là những bài hát phổ biến rất được lòng thanh thiếu niên và lần lượt dạy bạn về thì quá khứ, thì hiện tại hoàn thành.
– Dạy kỹ năng nghe: “Nothing to Lose” (Josh Gracin) là bài hát có tiết tấu nhanh, có thể sử dụng để rèn luyện kỹ năng nghe thông qua việc ghi chép lại lời bài hát.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu

Nt Lâm (Theo Bridge TEFL)
voa learning english

ÂM NHẠC RẤT QUAN TRỌNG TRONG VIỆC GIÁO VIÊN TIẾNG ANH DẠY NGÔN NGỮ

Mic.seo3  |  at  tháng 1 16, 2020

Brendan O’Shea (quốc tịch Anh) là giáo viên tiếng Anh trường tiểu học, trung học cơ sở tại Trung Quốc. Anh chia sẻ phương pháp dạy thông qua bài hát.

Âm nhạc rất quan trọng trong việc dạy ngôn ngữ vì bộ não của chúng ta có thể xử lý thông tin tự nhiên và dễ dàng hơn nhờ có nhịp điệu. Tôi cho rằng hoạt động học ngoại ngữ thông qua bài hát nên được sử dụng trong lớp học hoặc trong gia đình bất cứ khi nào có thể. Dưới đây là phương pháp học tiếng Anh qua bài hát:
1. Hát tiếng anh cùng nhau
Việc hát cùng nhau giúp trẻ luyện song song hai kỹ năng nghe và nói. Cha mẹ hoặc giáo viên tiếng anh có thể in lời bài hát ra giấy, cho trẻ nghe bài hát vài lần và sau đó cùng nhau hát dựa trên lời có sẵn.
Nhiều em học nhanh có thể ghi nhớ và hát theo không cần giấy, nhiều em phải nhìn lời bài hát nhưng nhìn chung việc hát cùng nhau cho trẻ động lực và niềm vui học tập. Hiện nay, mỗi bài hát trên Youtube thường có lời đi kèm nên không nhất thiết phải in ra giấy, trẻ có thể nhìn trực tiếp vào màn hình và hát theo.
Những em lớn tuổi và đã biết tiếng Anh có thể nâng độ khó lên bằng việc hát theo không nhìn lời để rèn luyện phản xạ. Sau khi hát, hãy khuyến khích trẻ chia sẻ cảm xúc về bài hát và ngôn từ để thấy thoải mái hơn.


Dạy trẻ tiếng Anh thông qua bài hát.
2. Điền từ tiếng anh vào chỗ trống
Phương pháp điền từ vào chỗ trống giúp kiểm tra kỹ năng từ vựng của trẻ. Bạn hãy đưa trẻ lời bài hát nhưng để trống một số từ, ít nhất là sáu ô. Sau đó, phát bài hát và yêu cầu trẻ điền từ còn thiếu mà các em nghe được. Với trẻ mới học, bạn có thể cung cấp một vài từ cho sẵn để các em lựa chọn điền vào ô trống.
Trẻ có trình độ tiếng Anh cao hơn phải tự nghĩ và điền từ vào ô trống. Điều này vô cùng quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng nghe, đọc và việc sử dụng ngữ cảnh để đoán nghĩa.
3. Vẽ bài hát tiếng anh
Nhiều đứa trẻ thể hiện tốt nhất khả năng tiếp thu thông qua hình ảnh nên việc vẽ lại bài hát qua những thông tin nghe được là cách học rất được yêu thích. Với phương pháp này, phụ huynh hoặc thầy cô có thể yêu cầu trẻ vẽ lại những hình ảnh tương ứng với thông tin các em nghe được trong bài hát. Ví dụ, với bài hát “Baby Shark”, trẻ có thể vẽ hình cá mập, bố mẹ, ông bà, những chủ thể xuất hiện trong lời bài hát.
4. Đọc bài hát tiếng anh
Đọc bài hát là phương pháp học tiếng Anh nâng cao hơn so với việc hát cùng nhau. Phụ huynh và giáo viên vẫn sử dụng bản in lời, phát bài hát cho học sinh nghe và hát theo. Sau đó, yêu cầu trẻ chuyển sang tiếp cận bài hát dưới dạng một câu chuyện.
Các em sẽ phải kể lại nội dung bài hát hoặc câu chuyện trong bài hát đó, đồng thời trả lời một số câu hỏi bao gồm: Bạn có thích bài hát (hoặc câu chuyện truyền tải trong bài hát) không và tại sao? Đâu là phần bạn thích nhất trong bài hát này? Sau khi nghe, bạn nghĩ gì về bài hát?
5. Viết lại bài hát
Phương pháp viết lại bài hát là thử thách khó khăn hơn dành cho những đứa trẻ sử dụng tiếng Anh ở mức khá. Đầu tiên, cho trẻ nghe và hiểu về bài hát gốc tiếng Anh. Tiếp đó yêu cầu trẻ thay đổi bài hát theo cách riêng của mình nhưng nhất định phải đưa ra một diện mạo mới cho bài hát gốc. Các em có thể thay đổi một số từ trong bài hát bằng từ đồng nghĩa hoặc viết lại bài hát mới cùng chủ đề hoặc cùng thông điệp.
Những bài hát giúp trẻ nhỏ học tiếng Anh
– Dành cho trẻ mới bắt đầu: “Days of the Week Song” (The Singing Walrus) là bài hát quen thuộc dành cho trẻ mới bắt đầu học tiếng Anh với từ vựng về bảy ngày trong tuần. Khi hát, phụ huynh hoặc giáo viên có thể dạy các em nhảy để hoạt động học thêm thú vị, hấp dẫn.
– Dành cho trẻ có trình độ vừa phải: “Good Morning Song for Kids” (The Singing Walrus) cung cấp từ vựng và câu về đề tài chào buổi sáng hoặc hỏi thăm sức khỏe hoặc bài “I Have a Headache” (Michael Sem) đưa ra từ vựng về bệnh tật.
– Dạy ngữ pháp: “My Favorite Things” (Rodgers and Hammerstein) là bài hát thường được giáo viên sử dụng nhiều nhất với những cụm từ, ngữ pháp cấp độ đơn giản. Ngoài ra, bài hát “Transportation Song” (The Singing Walrus) có thể giúp trẻ học từ vựng về các phương tiện giao thông.
– Dạy kỹ năng nghe: “Do You Like Broccoli Ice Cream?” (Super Simple Songs) hoặc “Stand Up, Sit Down” (Fun Kids English) đưa ra những câu hỏi hoặc mệnh lệnh mà phụ huynh, giáo viên có thể tách riêng để trẻ lắng nghe rồi trả lời hoặc làm theo.
Những bài hát giúp trẻ vị thành niên học tiếng Anh
– Dành cho người mới bắt đầu: “I Am a Rock” (Simon and Garfunkel) hoặc “O Christmas Tree” (Aretha Franklin) là những bài hát có tiết tấu tương đối chậm giúp người mới học bắt đầu và có thể tìm hiểu thêm về văn hóa nước ngoài.
– Dành cho người có trình độ vừa phải: Bài hát “If I Were a Boy” (Beyonce) sẽ là lựa chọn phù hợp cho người sử dụng tiếng Anh ở mức tương đối.
 Dạy ngữ pháp: “Somebody That I Used to Know” (Gotye) hoặc “”I Still Haven’t Found What I’m Looking For” (U2) là những bài hát phổ biến rất được lòng thanh thiếu niên và lần lượt dạy bạn về thì quá khứ, thì hiện tại hoàn thành.
– Dạy kỹ năng nghe: “Nothing to Lose” (Josh Gracin) là bài hát có tiết tấu nhanh, có thể sử dụng để rèn luyện kỹ năng nghe thông qua việc ghi chép lại lời bài hát.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu

Nt Lâm (Theo Bridge TEFL)

MIC – Bạn từng được khuyên muốn giỏi tiếng Anh thì hãy đến quốc gia nói tiếng Anh, nhưng thực sự thì không phải vậy.
10 năm dạy học tiếng Anh cho người Pháp, người Canada, Melanie (quốc tịch Canada) chia sẻ những lời khuyên không chính xác về học ngoại ngữ.
1. Học tiếng anh từ mới bằng cách đặt câu
Phương pháp học từ mới thông qua việc đặt câu sẽ phát sinh vấn đề lớn. Đó là tình huống người học đặt câu sai hoặc sử dụng từ chưa chính xác và không phát hiện ra sai lầm để sửa chữa kịp thời. Hoạt động này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành thói quen xấu.
Khi học tiếng Anh, bạn không phải đoán cách một từ được sử dụng trong câu vì tiếng Anh có collocation (cách kết hợp các từ với nhau để tạo thành cụm từ có nghĩa), quy tắc dùng từ cố định và các mẫu câu cho bạn biết chính xác cách sử dụng từ trong những ngữ cảnh khác nhau. Vì vậy, bạn nên dành thời gian ghi nhớ những cụm từ hoặc collocation.
Khi gặp từ mới, hãy chú ý đến câu chứa từ này và những từ đứng xung quanh nó. Nếu câu bạn gặp là thành ngữ, nên kiểm tra từ điển để nắm vững nghĩa.
2. Ghi nhớ các quy tắc ngữ pháp
Tôi đã dành 10 năm để ghi nhớ hàng loạt quy tắc ngữ pháp tiếng Pháp, nhưng vẫn không thể nhớ hết chúng. Khi dành thời gian học quy tắc ngữ pháp, bạn sẽ tăng kiến thức để giành điểm cao trong các bài kiểm tra học thuật, nhưng không giúp cải thiện khả năng nghe nói.
Thay vào đó, bạn hãy ghi nhớ những quy tắc thường xuyên sử dụng trong các tình huống giao tiếp thông thường hoặc trong công việc. Thời gian còn lại, bạn có thể học thuộc các từ, cụm từ hay câu có thể sử dụng trong hội thoại thực tế.
3. Mắc sai lầm và học hỏi từ sai lầm
Thực tế, người bản ngữ không quan tâm đến việc bạn mắc lỗi khi sử dụng tiếng Anh nên việc mắc lỗi là bình thường, không lo ngại. Nhưng sau khi mắc lỗi, bạn phải học lại với thái độ “sẽ không lặp lại sai lầm nữa”. Bạn không nên xấu hổ vì ngay cả người bản ngữ cũng mắc lỗi, nhưng nên cố gắng không lặp lại sai lầm.
Tại các quốc gia sử dụng tiếng Anh, việc sửa lỗi tiếng Anh là bất lịch sự. Người bản ngữ sẽ không trực tiếp nói “Bạn sai rồi, phải thế này mới đúng” mà sẽ khéo léo đưa ra những gợi ý hoặc từ chính xác để bạn sử dụng. Ngay từ khoảnh khắc đó, hãy sửa sai và luôn tự nhắc nhở bản thân không bao giờ tái phạm.
Bởi lẽ nếu bạn liên tục mắc lỗi và không phải lúc nào cũng có người sửa hộ, nó sẽ tạo thành thói quen xấu và vô cùng khó bỏ. Nếu từng nghiện hút thuốc lá, bạn sẽ hiểu việc thay đổi thói quen khó đến mức nào.
4. Học tiếng Anh nhanh chóng trong thời gian ngắn
Đã bao giờ bạn lướt qua những mục quảng cáo hay bài chia sẻ có nội dung như “Học tiếng Anh thật vui, thật dễ dàng chỉ trong 3 tháng”? Điều này hoàn toàn sai lầm. Bất cứ ai học ngôn ngữ mới đều biết rằng không có bí quyết nào biến một người mờ tịt ngôn ngữ trở nên thành thạo chỉ trong thời gian ngắn như vậy với phương pháp học vui vẻ, dễ dàng.
Thực tế là học tiếng Anh, đặc biệt học nói cần rất nhiều nỗ lực, kiên nhẫn và đòi hỏi bạn dành nhiều thời gian. Không phải lúc nào học tiếng Anh cũng vui vẻ và đơn giản, sẽ có lúc bạn cảm thấy nhàm chán, cũng có lúc bạn muốn từ bỏ.
Lời khuyên của mic với những cách học tiếng anh hiện nay (Anh: ghép).
5. Đọc to tiếng anh mỗi ngày
Trước những câu hỏi như “Làm thế nào để cải thiện khả năng phát âm”, lời khuyên phổ biến nhất là hãy đọc to những từ cần học mỗi ngày. Tương tự lời khuyên số 3, tôi lại đặt ra câu hỏi “Nếu liên tục phát âm sai một từ và hình thành thói quen đọc sai như vậy, bạn sẽ tiến bộ như thế nào?”.
Thay vì đọc to từ mới, bạn hãy nghe cách người bản ngữ phát âm và cố gắng bắt chước những gì nghe thấy. Sau đó, bạn hãy thu âm lại lời nói của mình, so sánh với cách phát âm gốc để nhận ra lỗi sai của bản thân và sửa đổi.
6. Luyện tập nói tiếng anh với người khác
Việc luyện tập tiếng Anh với người ngoài chỉ thích hợp khi đối tác của bạn là người sử dụng tiếng Anh. Đề phòng trường hợp đối tác sử dụng cùng ngôn ngữ với bạn nhưng có khả năng ngoại ngữ thấp hơn bạn, họ có thể chữa lợn lành thành lợn què hoặc không phát hiện ra lỗi sai để sửa cho bạn.
Thay vào đó, bạn nên dành nhiều thời gian nghe người bản ngữ nói tiếng Anh thông qua các hoạt động thường ngày bao gồm xem TV hoặc phim ảnh, nghe nhạc hoặc podcast và đọc báo đài hoặc sách ngoại văn.
7. Giỏi tiếng Anh bằng cách đến quốc gia nói tiếng Anh
Tôi từng tin vào điều này nhưng phát hiện ra nó không dễ dàng như vậy. Bạn sẽ không giỏi tiếng Anh chỉ bằng việc ở trong quốc gia nói tiếng Anh mà cần dành thật nhiều thời gian học tập và thực hành.
Nhiều người lựa chọn du học tại các quốc gia nói tiếng Anh và nghĩ qua thời gian du học sẽ tăng khả năng sử dụng ngoại ngữ. Thực tế, các trường sử dụng tiếng Anh dạy bạn cách giao tiếp, kết nối với người bản ngữ, nhưng không dạy bạn cách phát âm chính xác, trôi chảy hay làm thế nào để hiểu người bản ngữ nói gì.
Bạn hoàn toàn có thể thông thạo tiếng Anh mà không cần rời khỏi quê hương bằng cách biến tiếng Anh thành một phần cuộc sống và tạo dựng môi trường sử dụng tiếng Anh càng nhiều càng tốt. Dù bạn ở quê hương hay rời đến sống tại quốc gia nói tiếng Anh, hoạt động học này sẽ không bao giờ thừa thãi.
8. Học kỹ năng nói tiếng anh chỉ bằng việc nói
Thú thực, tôi không hiểu lời khuyên này. Ngôn ngữ không có ma thuật để bạn có thể nói mà chính xác ngay lập tức. Kỹ năng nói đòi hỏi nhiều yếu tố bao gồm: nói đúng từ, dùng từ và câu đúng ngữ pháp và phát âm chuẩn xác.
Bạn phải dành nhiều thời gian để nghe và học ngữ pháp, từ vựng tiếng Anh, collocation và câu trước khi có thể nói tiếng Anh tốt. Nói là kỹ năng đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và kết hợp nhiều phương pháp rèn luyện, không chỉ dành thời gian cho việc thực hành.
Nt Lâm (Theo English Teacher)
người nước ngoài

NHỮNG LỜI KHUYÊN KHÔNG ĐÚNG VỀ HỌC TIẾNG ANH

Mic.seo3  |  at  tháng 1 16, 2020

MIC – Bạn từng được khuyên muốn giỏi tiếng Anh thì hãy đến quốc gia nói tiếng Anh, nhưng thực sự thì không phải vậy.
10 năm dạy học tiếng Anh cho người Pháp, người Canada, Melanie (quốc tịch Canada) chia sẻ những lời khuyên không chính xác về học ngoại ngữ.
1. Học tiếng anh từ mới bằng cách đặt câu
Phương pháp học từ mới thông qua việc đặt câu sẽ phát sinh vấn đề lớn. Đó là tình huống người học đặt câu sai hoặc sử dụng từ chưa chính xác và không phát hiện ra sai lầm để sửa chữa kịp thời. Hoạt động này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành thói quen xấu.
Khi học tiếng Anh, bạn không phải đoán cách một từ được sử dụng trong câu vì tiếng Anh có collocation (cách kết hợp các từ với nhau để tạo thành cụm từ có nghĩa), quy tắc dùng từ cố định và các mẫu câu cho bạn biết chính xác cách sử dụng từ trong những ngữ cảnh khác nhau. Vì vậy, bạn nên dành thời gian ghi nhớ những cụm từ hoặc collocation.
Khi gặp từ mới, hãy chú ý đến câu chứa từ này và những từ đứng xung quanh nó. Nếu câu bạn gặp là thành ngữ, nên kiểm tra từ điển để nắm vững nghĩa.
2. Ghi nhớ các quy tắc ngữ pháp
Tôi đã dành 10 năm để ghi nhớ hàng loạt quy tắc ngữ pháp tiếng Pháp, nhưng vẫn không thể nhớ hết chúng. Khi dành thời gian học quy tắc ngữ pháp, bạn sẽ tăng kiến thức để giành điểm cao trong các bài kiểm tra học thuật, nhưng không giúp cải thiện khả năng nghe nói.
Thay vào đó, bạn hãy ghi nhớ những quy tắc thường xuyên sử dụng trong các tình huống giao tiếp thông thường hoặc trong công việc. Thời gian còn lại, bạn có thể học thuộc các từ, cụm từ hay câu có thể sử dụng trong hội thoại thực tế.
3. Mắc sai lầm và học hỏi từ sai lầm
Thực tế, người bản ngữ không quan tâm đến việc bạn mắc lỗi khi sử dụng tiếng Anh nên việc mắc lỗi là bình thường, không lo ngại. Nhưng sau khi mắc lỗi, bạn phải học lại với thái độ “sẽ không lặp lại sai lầm nữa”. Bạn không nên xấu hổ vì ngay cả người bản ngữ cũng mắc lỗi, nhưng nên cố gắng không lặp lại sai lầm.
Tại các quốc gia sử dụng tiếng Anh, việc sửa lỗi tiếng Anh là bất lịch sự. Người bản ngữ sẽ không trực tiếp nói “Bạn sai rồi, phải thế này mới đúng” mà sẽ khéo léo đưa ra những gợi ý hoặc từ chính xác để bạn sử dụng. Ngay từ khoảnh khắc đó, hãy sửa sai và luôn tự nhắc nhở bản thân không bao giờ tái phạm.
Bởi lẽ nếu bạn liên tục mắc lỗi và không phải lúc nào cũng có người sửa hộ, nó sẽ tạo thành thói quen xấu và vô cùng khó bỏ. Nếu từng nghiện hút thuốc lá, bạn sẽ hiểu việc thay đổi thói quen khó đến mức nào.
4. Học tiếng Anh nhanh chóng trong thời gian ngắn
Đã bao giờ bạn lướt qua những mục quảng cáo hay bài chia sẻ có nội dung như “Học tiếng Anh thật vui, thật dễ dàng chỉ trong 3 tháng”? Điều này hoàn toàn sai lầm. Bất cứ ai học ngôn ngữ mới đều biết rằng không có bí quyết nào biến một người mờ tịt ngôn ngữ trở nên thành thạo chỉ trong thời gian ngắn như vậy với phương pháp học vui vẻ, dễ dàng.
Thực tế là học tiếng Anh, đặc biệt học nói cần rất nhiều nỗ lực, kiên nhẫn và đòi hỏi bạn dành nhiều thời gian. Không phải lúc nào học tiếng Anh cũng vui vẻ và đơn giản, sẽ có lúc bạn cảm thấy nhàm chán, cũng có lúc bạn muốn từ bỏ.
Lời khuyên của mic với những cách học tiếng anh hiện nay (Anh: ghép).
5. Đọc to tiếng anh mỗi ngày
Trước những câu hỏi như “Làm thế nào để cải thiện khả năng phát âm”, lời khuyên phổ biến nhất là hãy đọc to những từ cần học mỗi ngày. Tương tự lời khuyên số 3, tôi lại đặt ra câu hỏi “Nếu liên tục phát âm sai một từ và hình thành thói quen đọc sai như vậy, bạn sẽ tiến bộ như thế nào?”.
Thay vì đọc to từ mới, bạn hãy nghe cách người bản ngữ phát âm và cố gắng bắt chước những gì nghe thấy. Sau đó, bạn hãy thu âm lại lời nói của mình, so sánh với cách phát âm gốc để nhận ra lỗi sai của bản thân và sửa đổi.
6. Luyện tập nói tiếng anh với người khác
Việc luyện tập tiếng Anh với người ngoài chỉ thích hợp khi đối tác của bạn là người sử dụng tiếng Anh. Đề phòng trường hợp đối tác sử dụng cùng ngôn ngữ với bạn nhưng có khả năng ngoại ngữ thấp hơn bạn, họ có thể chữa lợn lành thành lợn què hoặc không phát hiện ra lỗi sai để sửa cho bạn.
Thay vào đó, bạn nên dành nhiều thời gian nghe người bản ngữ nói tiếng Anh thông qua các hoạt động thường ngày bao gồm xem TV hoặc phim ảnh, nghe nhạc hoặc podcast và đọc báo đài hoặc sách ngoại văn.
7. Giỏi tiếng Anh bằng cách đến quốc gia nói tiếng Anh
Tôi từng tin vào điều này nhưng phát hiện ra nó không dễ dàng như vậy. Bạn sẽ không giỏi tiếng Anh chỉ bằng việc ở trong quốc gia nói tiếng Anh mà cần dành thật nhiều thời gian học tập và thực hành.
Nhiều người lựa chọn du học tại các quốc gia nói tiếng Anh và nghĩ qua thời gian du học sẽ tăng khả năng sử dụng ngoại ngữ. Thực tế, các trường sử dụng tiếng Anh dạy bạn cách giao tiếp, kết nối với người bản ngữ, nhưng không dạy bạn cách phát âm chính xác, trôi chảy hay làm thế nào để hiểu người bản ngữ nói gì.
Bạn hoàn toàn có thể thông thạo tiếng Anh mà không cần rời khỏi quê hương bằng cách biến tiếng Anh thành một phần cuộc sống và tạo dựng môi trường sử dụng tiếng Anh càng nhiều càng tốt. Dù bạn ở quê hương hay rời đến sống tại quốc gia nói tiếng Anh, hoạt động học này sẽ không bao giờ thừa thãi.
8. Học kỹ năng nói tiếng anh chỉ bằng việc nói
Thú thực, tôi không hiểu lời khuyên này. Ngôn ngữ không có ma thuật để bạn có thể nói mà chính xác ngay lập tức. Kỹ năng nói đòi hỏi nhiều yếu tố bao gồm: nói đúng từ, dùng từ và câu đúng ngữ pháp và phát âm chuẩn xác.
Bạn phải dành nhiều thời gian để nghe và học ngữ pháp, từ vựng tiếng Anh, collocation và câu trước khi có thể nói tiếng Anh tốt. Nói là kỹ năng đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và kết hợp nhiều phương pháp rèn luyện, không chỉ dành thời gian cho việc thực hành.
Nt Lâm (Theo English Teacher)

Có thể bạn quan tâm

©Minh Quang JSC. WP Nothing Converted nothing