Bài đăng mới

Hiển thị các bài đăng có nhãn dich tieng anh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dich tieng anh. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

Dich tieng anh sang viet là một trong những kỹ năng quan trọng để đọc hiểu được tài liệu nước ngoài. Hiện nay, có nhiều phần mềm, website dịch tiếng Anh nhưng độ chính xác và sự tiện lợi ở nhiều mức độ khác nhau. Hôm nay, MIC xin giới thiệu những từ điển dịch tiếng Anh sang tiếng việt chuẩn nhất, hoàn toàn miễn phí, giúp các bạn dễ dàng sử dụng dùng khi cần thiết.

1. Google Translate

Google Translate hay Googele Dịch chắc hẳn là cái tên rất quen thuộc với bạn. Google Translate cho phép dịch từ, đoạn văn bản trên website; dịch toàn bộ trang web.
Google Translate có thể sử dụng trên cả máy tính và ứng dụng trên điện thoại.
Phầm mềm dich tieng anh sang viet của google.
Chức năng chính của Google Translate:
Tính năng dịch chữ trên hình ảnh: Bạn có thể tải ứng dụng “Dịch” trên appstore (IOS) hoặc CH Play (Android) và sử dụng tính năng này. Bạn tải 1 tấm ảnh lên, chọn vùng có chữ muốn dịch và sau đó Google sẽ dịch cho bạn. Bạn cũng có thể chụp ảnh lại đoạn văn bản bạn muốn dịch trên sách, báo, banner, poster,… Google sẽ dịch cho bạn. Tính năng này cực hữu ích nếu bạn muốn dịch tài liệu trên sách nhanh chóng hoặc đi du lịch đến những đất nước mà bảng chữ cái là chữ tượng hình như là Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan…. Đến các đất nước này bạn chỉ cần chụp hình rồi cho vào Google Dịch để dịch là được.
Tính năng nghe audio và dịch audio: Bạn chỉ cần thu tiếng của bạn vào, và sau đó con bot-AI của Google sẽ nhận diện giọng nói và chép lại thành chữ, rồi dịch cho bạn. Tính năng này cũng rất hữu ích khi bạn muốn dịch 1 đoạn audio tiếng Anh, 1 đoạn nói tiếng Anh của ai đó.
Tính năng nghe đoạn hội thoại và dịch đoạn hội thoại: Tính năng này là phiên bản nâng cao của tính năng dịch audio, ở tính năng này thì google sẽ cho phép 2 người nói 2 ngôn ngữ khác nhau thu âm theo thứ tự của 1 đoạn hội thoại và con bot thông minh của Google sẽ dịch đồng thời cả 2 ngôn ngữ.
Ứng dụng Google Translate hoàn toàn miễn phí và vô cùng tiện lợi. Bạn có thể sử dụng ứng dụng trên cả máy tính và điện thoại.
Với những lý do trên thì Google Translate chắc chắn sẽ là ứng dụng ưu tiên số 1 khi bạn muốn dịch tiếng Anh. Đừng quên tải ngay ứng dụng về điện thoại để sử dụng nhé.

2. Microsoft Translator

Microsoft Translator hay Bing Translator là hệ thống dịch tự động đa ngôn ngữ cũng đang được nhiều người sử dụng. Hệ thống này cũng hỗ trợ dịch tiếng Việt sang nhiều ngôn ngữ khác với tốc độ nhanh.
Microsoft Translator dùng trên cả máy tính và ứng dụng trên điện thoại.
Phầm mềm dich tieng anh sang viet của Microsoft.
Chức năng chính của Microsoft Translator:
Dịch văn bản:
Bạn có thể sử dụng Microsoft Translator để dịch văn bản từ tiếng Việt sang tiếng Anh hoặc ngược lại. Ngoài ra, bạn có thể ghim bản dịch bạn thường sử dụng, chia sẻ bản dịch qua mạng xã hội.
Dịch văn bản ngoại tuyến:
Microsoft Translator rất hữu ích khi không cần online mà vẫn có thể dịch văn bản bằng cách tải xuống gói ngôn ngữ ngoại tuyến. Tính năng này rất hữu ích khi bạn sang nước ngoài, ở những nơi mạng yếu mà vẫn sử dụng được.
Dịch cuộc trò chuyện trong ứng dụng:
Bạn đang nói chuyện với đối tác nước ngoài, bạn có thể sử dụng ứng dụng để dịch xem họ nói gì. Microsoft Translator giúp bạn dịch một cuộc trò chuyện trong ứng dụng như skype, hangout,… và có phụ đề cụ thể.
Dịch một cuộc trò chuyện trong trình duyệt của bạn:
Bạn cũng có thể có một cuộc trò chuyện dịch trực tiếp trong trình duyệt của bạn trên di động hoặc máy tính để bàn.

3. Vikitranslator

Vikitranslator là phần mềm dịch tiếng Anh sang tiếng Việt đúng ngữ pháp miễn phí online đáng để bạn trải nghiệm. Phần mềm dịch văn bản trên file Word, PDF, hình ảnh, …Vikitranslator dịch khá chính xác những cụm từ hoặc câu thông dụng. Bên cạnh đó, Vikitranslator cung cấp công cụ tra cứu từ điển trực tiếp trên các câu dịch, giúp cho người dùng vừa dịch tự động bằng hệ thống, vừa tra cứu nghĩa của từng từ rất thuận tiện.
Phầm mềm dich tieng anh sang viet của Vikitranslator.
Chức năng chính của VikiTranslator:
Dịch văn bản:
Đây là trang web dịch tiếng Anh sang tiếng Việt và cả dịch tiếng Việt sang tiếng Anh khá tốt. 100% ngôn ngữ của website này viết bằng tiếng Việt nên cũng rất dễ dùng. Ngoài ra Viki cũng phát triển thêm 1 tính năng mới đó là tính năng dịch văn bản nâng cao. Tính năng này cho phép bạn dịch 1 đoạn văn bản dài trên file doc và vẫn giữ nguyên định dạng (gồm kích thước chữ, font chữ, căn lề, box…)
Dịch cụm từ và câu thông dụng:
Vikitranslator giúp dịch các cụm từ và câu thông dụng khiến người dùng có thể học thêm và hiểu các văn bản đơn giản hơn.
Dịch văn bản trên điện thoại:
Viki Translator cung cấp bản cài đặt phần mềm dịch trên điện thoại, máy tính hoặc tích hợp tiện ích mở rộng trên Chrome hoặc Cốc Cốc. Đặc biệt, bản cài đặt trên Windows có chức năng dịch nhanh click ‘n’ see để dịch các câu hoặc cụm từ trên file Word, Excel, PowerPoint… giúp tiết kiệm thời gian khi đọc hiểu văn bản tiếng Anh
Phần mềm dịch này có thêm tính năng dịch trực tiếp văn bản từ hình ảnh, video, hoặc dịch hướng dẫn trên game, các phần mềm… rất thuận tiện và nhanh chóng.

4. Lingoes

Phần mềm Lingoes là phần mềm dịch tiếng Anh gọn nhẹ và dễ sử dụng. Đây là một trong những phần mềm từ điển được đánh tốt nhất hiện nay và là công cụ không thể thiếu của những người muốn cải thiện trình độ tiếng Anh.
Phầm mềm dich tieng anh sang viet của Lingoes.
Chức năng chính của Lingoes:
Dịch văn bản:
Từ điển này có khả năng dịch cả đoạn văn (online với các công cụ dịch khác nhau, phổ biến là Google Translate), khả năng bắt chữ & dịch trực tiếp trên văn bản (tùy chọn theo kiểu bôi-chọn-dịch hoặc copy-dịch), khả năng phát âm bằng giọng chuẩn 
bản địa (với bộ sound/speech thêm vào sau khi cài).
Sau khi cài đặt trình duyệt, bạn có thể sử dụng để tra cứu từ rất nhanh trên web, ứng dụng, sách điện tử,…
Liên kết với các từ điển khác:
Lingoes liên kết với các từ điển khác như Google, Bing, Urban, Oxford, Cambridge… và vừa có thể sử dụng offline.
Từ điển dịch tiếng Anh sang việt là công cụ không thể thiếu giúp bạn có thể dịch tài liệu, tra từ, cụm từ cần thiết để nâng cao trình độ tiếng Anh. Hãy chọn cho mình một website/ ứng dụng dịch tiếng Anh phù hợp nhất với nhu cầu và thói quen của bạn nhé. Đội ngũ giáo viên nước ngoài MIC chúc các bạn sớm chinh phục được ngôn ngữ toàn cầu này.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
tiếng Việt sang tiếng Anh

NHỮNG TỪ ĐIỂN DỊCH TIẾNG ANH SANG VIỆT 2020

Mic.seo3  |  at  tháng 4 12, 2020

Dich tieng anh sang viet là một trong những kỹ năng quan trọng để đọc hiểu được tài liệu nước ngoài. Hiện nay, có nhiều phần mềm, website dịch tiếng Anh nhưng độ chính xác và sự tiện lợi ở nhiều mức độ khác nhau. Hôm nay, MIC xin giới thiệu những từ điển dịch tiếng Anh sang tiếng việt chuẩn nhất, hoàn toàn miễn phí, giúp các bạn dễ dàng sử dụng dùng khi cần thiết.

1. Google Translate

Google Translate hay Googele Dịch chắc hẳn là cái tên rất quen thuộc với bạn. Google Translate cho phép dịch từ, đoạn văn bản trên website; dịch toàn bộ trang web.
Google Translate có thể sử dụng trên cả máy tính và ứng dụng trên điện thoại.
Phầm mềm dich tieng anh sang viet của google.
Chức năng chính của Google Translate:
Tính năng dịch chữ trên hình ảnh: Bạn có thể tải ứng dụng “Dịch” trên appstore (IOS) hoặc CH Play (Android) và sử dụng tính năng này. Bạn tải 1 tấm ảnh lên, chọn vùng có chữ muốn dịch và sau đó Google sẽ dịch cho bạn. Bạn cũng có thể chụp ảnh lại đoạn văn bản bạn muốn dịch trên sách, báo, banner, poster,… Google sẽ dịch cho bạn. Tính năng này cực hữu ích nếu bạn muốn dịch tài liệu trên sách nhanh chóng hoặc đi du lịch đến những đất nước mà bảng chữ cái là chữ tượng hình như là Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan…. Đến các đất nước này bạn chỉ cần chụp hình rồi cho vào Google Dịch để dịch là được.
Tính năng nghe audio và dịch audio: Bạn chỉ cần thu tiếng của bạn vào, và sau đó con bot-AI của Google sẽ nhận diện giọng nói và chép lại thành chữ, rồi dịch cho bạn. Tính năng này cũng rất hữu ích khi bạn muốn dịch 1 đoạn audio tiếng Anh, 1 đoạn nói tiếng Anh của ai đó.
Tính năng nghe đoạn hội thoại và dịch đoạn hội thoại: Tính năng này là phiên bản nâng cao của tính năng dịch audio, ở tính năng này thì google sẽ cho phép 2 người nói 2 ngôn ngữ khác nhau thu âm theo thứ tự của 1 đoạn hội thoại và con bot thông minh của Google sẽ dịch đồng thời cả 2 ngôn ngữ.
Ứng dụng Google Translate hoàn toàn miễn phí và vô cùng tiện lợi. Bạn có thể sử dụng ứng dụng trên cả máy tính và điện thoại.
Với những lý do trên thì Google Translate chắc chắn sẽ là ứng dụng ưu tiên số 1 khi bạn muốn dịch tiếng Anh. Đừng quên tải ngay ứng dụng về điện thoại để sử dụng nhé.

2. Microsoft Translator

Microsoft Translator hay Bing Translator là hệ thống dịch tự động đa ngôn ngữ cũng đang được nhiều người sử dụng. Hệ thống này cũng hỗ trợ dịch tiếng Việt sang nhiều ngôn ngữ khác với tốc độ nhanh.
Microsoft Translator dùng trên cả máy tính và ứng dụng trên điện thoại.
Phầm mềm dich tieng anh sang viet của Microsoft.
Chức năng chính của Microsoft Translator:
Dịch văn bản:
Bạn có thể sử dụng Microsoft Translator để dịch văn bản từ tiếng Việt sang tiếng Anh hoặc ngược lại. Ngoài ra, bạn có thể ghim bản dịch bạn thường sử dụng, chia sẻ bản dịch qua mạng xã hội.
Dịch văn bản ngoại tuyến:
Microsoft Translator rất hữu ích khi không cần online mà vẫn có thể dịch văn bản bằng cách tải xuống gói ngôn ngữ ngoại tuyến. Tính năng này rất hữu ích khi bạn sang nước ngoài, ở những nơi mạng yếu mà vẫn sử dụng được.
Dịch cuộc trò chuyện trong ứng dụng:
Bạn đang nói chuyện với đối tác nước ngoài, bạn có thể sử dụng ứng dụng để dịch xem họ nói gì. Microsoft Translator giúp bạn dịch một cuộc trò chuyện trong ứng dụng như skype, hangout,… và có phụ đề cụ thể.
Dịch một cuộc trò chuyện trong trình duyệt của bạn:
Bạn cũng có thể có một cuộc trò chuyện dịch trực tiếp trong trình duyệt của bạn trên di động hoặc máy tính để bàn.

3. Vikitranslator

Vikitranslator là phần mềm dịch tiếng Anh sang tiếng Việt đúng ngữ pháp miễn phí online đáng để bạn trải nghiệm. Phần mềm dịch văn bản trên file Word, PDF, hình ảnh, …Vikitranslator dịch khá chính xác những cụm từ hoặc câu thông dụng. Bên cạnh đó, Vikitranslator cung cấp công cụ tra cứu từ điển trực tiếp trên các câu dịch, giúp cho người dùng vừa dịch tự động bằng hệ thống, vừa tra cứu nghĩa của từng từ rất thuận tiện.
Phầm mềm dich tieng anh sang viet của Vikitranslator.
Chức năng chính của VikiTranslator:
Dịch văn bản:
Đây là trang web dịch tiếng Anh sang tiếng Việt và cả dịch tiếng Việt sang tiếng Anh khá tốt. 100% ngôn ngữ của website này viết bằng tiếng Việt nên cũng rất dễ dùng. Ngoài ra Viki cũng phát triển thêm 1 tính năng mới đó là tính năng dịch văn bản nâng cao. Tính năng này cho phép bạn dịch 1 đoạn văn bản dài trên file doc và vẫn giữ nguyên định dạng (gồm kích thước chữ, font chữ, căn lề, box…)
Dịch cụm từ và câu thông dụng:
Vikitranslator giúp dịch các cụm từ và câu thông dụng khiến người dùng có thể học thêm và hiểu các văn bản đơn giản hơn.
Dịch văn bản trên điện thoại:
Viki Translator cung cấp bản cài đặt phần mềm dịch trên điện thoại, máy tính hoặc tích hợp tiện ích mở rộng trên Chrome hoặc Cốc Cốc. Đặc biệt, bản cài đặt trên Windows có chức năng dịch nhanh click ‘n’ see để dịch các câu hoặc cụm từ trên file Word, Excel, PowerPoint… giúp tiết kiệm thời gian khi đọc hiểu văn bản tiếng Anh
Phần mềm dịch này có thêm tính năng dịch trực tiếp văn bản từ hình ảnh, video, hoặc dịch hướng dẫn trên game, các phần mềm… rất thuận tiện và nhanh chóng.

4. Lingoes

Phần mềm Lingoes là phần mềm dịch tiếng Anh gọn nhẹ và dễ sử dụng. Đây là một trong những phần mềm từ điển được đánh tốt nhất hiện nay và là công cụ không thể thiếu của những người muốn cải thiện trình độ tiếng Anh.
Phầm mềm dich tieng anh sang viet của Lingoes.
Chức năng chính của Lingoes:
Dịch văn bản:
Từ điển này có khả năng dịch cả đoạn văn (online với các công cụ dịch khác nhau, phổ biến là Google Translate), khả năng bắt chữ & dịch trực tiếp trên văn bản (tùy chọn theo kiểu bôi-chọn-dịch hoặc copy-dịch), khả năng phát âm bằng giọng chuẩn 
bản địa (với bộ sound/speech thêm vào sau khi cài).
Sau khi cài đặt trình duyệt, bạn có thể sử dụng để tra cứu từ rất nhanh trên web, ứng dụng, sách điện tử,…
Liên kết với các từ điển khác:
Lingoes liên kết với các từ điển khác như Google, Bing, Urban, Oxford, Cambridge… và vừa có thể sử dụng offline.
Từ điển dịch tiếng Anh sang việt là công cụ không thể thiếu giúp bạn có thể dịch tài liệu, tra từ, cụm từ cần thiết để nâng cao trình độ tiếng Anh. Hãy chọn cho mình một website/ ứng dụng dịch tiếng Anh phù hợp nhất với nhu cầu và thói quen của bạn nhé. Đội ngũ giáo viên nước ngoài MIC chúc các bạn sớm chinh phục được ngôn ngữ toàn cầu này.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2020

Chúng ta thường có thói quen đọc đến đâu dịch Tiếng Anh ngay đến đó, kể cả gặp từ mới cũng tra từ điển rồi dịch luôn. Như vậy, cảm giác bài viết rất khô khan và mất đi sự thuần Việt. Cách dịch ngay từ đầu không rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến hướng đi cho toàn bộ bài dịch như văn phòng, các nét văn hóa, chủ đề…
Không có định hướng sẽ khiến cho bài viết không còn tính hệ thống và sự thống nhất.
Để tránh tình trạng này, hãy thực hiện bài dịch tuần tự theo các bước sau:

Bước 1: Đọc 1 lần toàn bộ tài liệu

Mục đích của lần đọc này là nhận diện được ý tưởng của bài viết. Sau khi đọc, bạn có thể tóm tắt toàn bộ bài viết thành một vài ý chính. Trong bước đầu tiên này, bạn không cần thiết phải đọc từng câu từng chữ và cũng không nhất thiết hiểu hết nội dung.
Cách học và dịch tiếng anh hiệu quả nhất.
Cách thực hiện:
  • Đọc lướt tiêu đề: lấy được sườn ý của văn bản cần dịch
  • Đoạn đầu và đoạn cuối khá quan trọng, hãy nắm ý và ghi nhớ chúng
  • Xác định định hướng văn bản
  • Ghi lại những gì đã thu nạp được

Bước 2: Nhận diện từ, nhóm từ khó dịch

Mục đích của bước này là học theo nghĩa từng văn cảnh chứ không theo nghĩa cố định. Bạn cần quan tâm nhiều hơn đến nhóm từ thành ngữ.
2 nhóm từ này rất quan trọng, thông thường bạn sẽ chọn lựa cách dịch theo đúng nghĩa đen nhưng theo bước 1, hãy nhớ ngữ cảnh và dịch chúng theo đúng nghĩa với chủ đề.
Ví dụ: It was estimated that.”
Nếu dịch theo phong cách word for word thì câu này có nghĩa rằng “Nó được tính toán rằng”.
Nhưng như thế sẽ không phù hợp với văn cảnh và không thuần Việt chút nào. Bạn nên dựa vào câu trước và dịch lại cho sát với chủ đề là “Người ta tính toán rằng”.

Bước 3: Sắp xếp lại câu rõ ràng

Mục đích khi nhận diện câu là phân tích thành phần cấu tạo để hiểu chính xác nghĩa của câu.
Sẽ có trường hợp văn bản có cấu trúc khá phức tạp. Để thuận tiện cho việc dịch nghĩa, bạn có thể lựa chọn cách sắp xếp lại theo đúng câu và nghĩa.
Cách thực hiện (Nên áp dụng với câu có nhiều mệnh đề đan xen)
  • Ghi chú lại những câu tiếng Anh khó nhớ hoặc thành ngữ thông dụng
  • Thường xuyên củng cố danh sách câu khó nhớ này và ôn luyện thường xuyên
  • Dựa vào một vài từ khóa quan trong trong câu và dịch theo ngữ cảnh
  • Kiểm tra lại danh sách này để chắc chắn hơn về nghĩa. Bạn nên tạo file excel để dễ dàng cho việc tìm kiếm
Hãy xem xét ví dụ:
“The second provision under which member states may restrict free trade on environmental ground is Article 130t, which was also inserted by the Single European Act.”
Nếu để nguyên như thế mà dịch bạn sẽ gặp không ít khó khăn. Sắp xếp lại câu là một gợi ý tuyệt vời.
“The second provision is Article 130t, … under which member states may restrict free trade on environmental ground, … which was also inserted by the Single European Act.”

>>> Cách đọc sách ngoại ngữ hiệu quả!

Bước 4: Xác định văn phong của tài liệu

Bạn đã biết được nội dung cơ bản của chủ đề, biết được cấu trúc ngữ pháp, từ vựng.. Vậy thì bây giờ là bước để bạn có cái nhìn tổng quát nhất về cách mà tác giả trình bày.
Nếu mỗi sản phẩm dịch lấy thước đo chính xác 100% thì có lẽ tất cả các bản dịch đều được đánh giá là chất lượng. Tuy nhiên với các đối tượng trình bày khác nhau thì việc chính xác thôi chưa đủ. Một bài dịch tốt là bài dịch phụ thuộc vào yêu cầu của từng khách hàng.
Để đáp ứng được yêu cầu này bạn hãy trả lời các câu hỏi:
  • Văn bản dịch này là trang trọng hay thông thường
  • Đối tượng độc giả mà bạn sẽ trình bày là ai?
  • Sắc thái ngôn ngữ, văn phong diễn đạt.. của bài viết như thế nào?

Bước 5: Dịch từng câu, từng đoạn

Bắt tay vào dịch văn bản lần thứ nhất, lần này không yêu cầu quá cao về cách diễn đạt và câu văn nhưng cần chính xác nhất với văn bản gốc. Bạn nên tách rời thành các câu với nhau và xem sự liên kết của chúng để ghép nối cho phù hợp.
Bước thực hiện:
  • Sắp xếp lại những câu phức tạp và tách các ý với nhau
  • Bắt đầu dịch từng câu cho đến hết

Bước 6: Biên tập lại cho phù hợp với lối nói của người Việt

Sau khi đã dịch xong từng câu, hãy rà soát lại đoạn văn toàn bộ. Không nên để lặp lại từ vựng trong các cú pháp hoặc cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ nguồn.
Không phải tất cả những gì được trình bày trong văn bản gốc cũng phải dịch hoặc bạn có quyền thêm một số từ ngữ khác để đảm bảo bản dịch rõ nghĩa hơn.
Cách thực hiện:
  • Đọc lại toàn bộ bài dịch
  • Tìm vấn đề chưa ổn trong từng đoạn văn
  • Dịch lại dựa trên kinh nghiệm và mục tiêu của văn bản
  • Rà soát các lỗi câu, từ không đáng có và chỉnh sửa

Bước 7: Đánh giá bài dịch tiếng Anh

Đôi khi bạn không thể tránh khỏi những nghi ngờ của bản dịch khó. Tốt nhất hãy dùng đến sự giúp đỡ của các chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm. Nếu không hãy trao đổi với khách hàng để giải quyết những khúc mắc của mình.
Điều quan trọng nhất của bài dịch là xem xét bài dịch đã đúng nghĩa chưa. Từng câu từng từ đã có văn phong, phong phú và thuần việt chưa.
Bài dịch tốt cần đảm bảo những yếu tố gì?
  • Vẫn là phù hợp với chất văn của Việt Nam
  • Chủ đề nêu lên đã thực sự được giải quyết
  • Còn lỗi sai nào không về chính tả, ngữ pháp
  • Câu văn đã rõ ràng, trình bày dễ hiểu chưa?
  • Còn điểm gì cần khắc phục sau khi dịch xong văn bản này
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
Theo: x3english
đọc tiếng anh

7 BƯỚC ĐƠN GIẢN ĐỂ CÓ THỂ DỊCH ĐƯỢC TIẾNG ANH

Mic.seo3  |  at  tháng 2 21, 2020

Chúng ta thường có thói quen đọc đến đâu dịch Tiếng Anh ngay đến đó, kể cả gặp từ mới cũng tra từ điển rồi dịch luôn. Như vậy, cảm giác bài viết rất khô khan và mất đi sự thuần Việt. Cách dịch ngay từ đầu không rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến hướng đi cho toàn bộ bài dịch như văn phòng, các nét văn hóa, chủ đề…
Không có định hướng sẽ khiến cho bài viết không còn tính hệ thống và sự thống nhất.
Để tránh tình trạng này, hãy thực hiện bài dịch tuần tự theo các bước sau:

Bước 1: Đọc 1 lần toàn bộ tài liệu

Mục đích của lần đọc này là nhận diện được ý tưởng của bài viết. Sau khi đọc, bạn có thể tóm tắt toàn bộ bài viết thành một vài ý chính. Trong bước đầu tiên này, bạn không cần thiết phải đọc từng câu từng chữ và cũng không nhất thiết hiểu hết nội dung.
Cách học và dịch tiếng anh hiệu quả nhất.
Cách thực hiện:
  • Đọc lướt tiêu đề: lấy được sườn ý của văn bản cần dịch
  • Đoạn đầu và đoạn cuối khá quan trọng, hãy nắm ý và ghi nhớ chúng
  • Xác định định hướng văn bản
  • Ghi lại những gì đã thu nạp được

Bước 2: Nhận diện từ, nhóm từ khó dịch

Mục đích của bước này là học theo nghĩa từng văn cảnh chứ không theo nghĩa cố định. Bạn cần quan tâm nhiều hơn đến nhóm từ thành ngữ.
2 nhóm từ này rất quan trọng, thông thường bạn sẽ chọn lựa cách dịch theo đúng nghĩa đen nhưng theo bước 1, hãy nhớ ngữ cảnh và dịch chúng theo đúng nghĩa với chủ đề.
Ví dụ: It was estimated that.”
Nếu dịch theo phong cách word for word thì câu này có nghĩa rằng “Nó được tính toán rằng”.
Nhưng như thế sẽ không phù hợp với văn cảnh và không thuần Việt chút nào. Bạn nên dựa vào câu trước và dịch lại cho sát với chủ đề là “Người ta tính toán rằng”.

Bước 3: Sắp xếp lại câu rõ ràng

Mục đích khi nhận diện câu là phân tích thành phần cấu tạo để hiểu chính xác nghĩa của câu.
Sẽ có trường hợp văn bản có cấu trúc khá phức tạp. Để thuận tiện cho việc dịch nghĩa, bạn có thể lựa chọn cách sắp xếp lại theo đúng câu và nghĩa.
Cách thực hiện (Nên áp dụng với câu có nhiều mệnh đề đan xen)
  • Ghi chú lại những câu tiếng Anh khó nhớ hoặc thành ngữ thông dụng
  • Thường xuyên củng cố danh sách câu khó nhớ này và ôn luyện thường xuyên
  • Dựa vào một vài từ khóa quan trong trong câu và dịch theo ngữ cảnh
  • Kiểm tra lại danh sách này để chắc chắn hơn về nghĩa. Bạn nên tạo file excel để dễ dàng cho việc tìm kiếm
Hãy xem xét ví dụ:
“The second provision under which member states may restrict free trade on environmental ground is Article 130t, which was also inserted by the Single European Act.”
Nếu để nguyên như thế mà dịch bạn sẽ gặp không ít khó khăn. Sắp xếp lại câu là một gợi ý tuyệt vời.
“The second provision is Article 130t, … under which member states may restrict free trade on environmental ground, … which was also inserted by the Single European Act.”

>>> Cách đọc sách ngoại ngữ hiệu quả!

Bước 4: Xác định văn phong của tài liệu

Bạn đã biết được nội dung cơ bản của chủ đề, biết được cấu trúc ngữ pháp, từ vựng.. Vậy thì bây giờ là bước để bạn có cái nhìn tổng quát nhất về cách mà tác giả trình bày.
Nếu mỗi sản phẩm dịch lấy thước đo chính xác 100% thì có lẽ tất cả các bản dịch đều được đánh giá là chất lượng. Tuy nhiên với các đối tượng trình bày khác nhau thì việc chính xác thôi chưa đủ. Một bài dịch tốt là bài dịch phụ thuộc vào yêu cầu của từng khách hàng.
Để đáp ứng được yêu cầu này bạn hãy trả lời các câu hỏi:
  • Văn bản dịch này là trang trọng hay thông thường
  • Đối tượng độc giả mà bạn sẽ trình bày là ai?
  • Sắc thái ngôn ngữ, văn phong diễn đạt.. của bài viết như thế nào?

Bước 5: Dịch từng câu, từng đoạn

Bắt tay vào dịch văn bản lần thứ nhất, lần này không yêu cầu quá cao về cách diễn đạt và câu văn nhưng cần chính xác nhất với văn bản gốc. Bạn nên tách rời thành các câu với nhau và xem sự liên kết của chúng để ghép nối cho phù hợp.
Bước thực hiện:
  • Sắp xếp lại những câu phức tạp và tách các ý với nhau
  • Bắt đầu dịch từng câu cho đến hết

Bước 6: Biên tập lại cho phù hợp với lối nói của người Việt

Sau khi đã dịch xong từng câu, hãy rà soát lại đoạn văn toàn bộ. Không nên để lặp lại từ vựng trong các cú pháp hoặc cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ nguồn.
Không phải tất cả những gì được trình bày trong văn bản gốc cũng phải dịch hoặc bạn có quyền thêm một số từ ngữ khác để đảm bảo bản dịch rõ nghĩa hơn.
Cách thực hiện:
  • Đọc lại toàn bộ bài dịch
  • Tìm vấn đề chưa ổn trong từng đoạn văn
  • Dịch lại dựa trên kinh nghiệm và mục tiêu của văn bản
  • Rà soát các lỗi câu, từ không đáng có và chỉnh sửa

Bước 7: Đánh giá bài dịch tiếng Anh

Đôi khi bạn không thể tránh khỏi những nghi ngờ của bản dịch khó. Tốt nhất hãy dùng đến sự giúp đỡ của các chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm. Nếu không hãy trao đổi với khách hàng để giải quyết những khúc mắc của mình.
Điều quan trọng nhất của bài dịch là xem xét bài dịch đã đúng nghĩa chưa. Từng câu từng từ đã có văn phong, phong phú và thuần việt chưa.
Bài dịch tốt cần đảm bảo những yếu tố gì?
  • Vẫn là phù hợp với chất văn của Việt Nam
  • Chủ đề nêu lên đã thực sự được giải quyết
  • Còn lỗi sai nào không về chính tả, ngữ pháp
  • Câu văn đã rõ ràng, trình bày dễ hiểu chưa?
  • Còn điểm gì cần khắc phục sau khi dịch xong văn bản này
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
Theo: x3english

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2019

“Trong lúc khảo sát một số bài báo bằng tiếng Anh của một số nhân vật GS, TS ở Việt Nam tôi thấy viết sai câu cú lung tung cả”.

Rời khỏi đất nước hơn 30 năm, nhưng lại thường xuyên về Việt Nam để trao đổi, giảng dạy, GS toán học Nguyễn Tiến Dũng (ĐH Toulous, Pháp) đã có những góc nhìn rất thú vị về trình độ tiếng Anh hạn chế của người Việt.
Bài báo bằng tiếng Anh của một số GS, TS Việt Nam: “Câu cú viết sai lung tung cả”
Thưa ông, TS Hồ Bất Khuất, một người đã từng du học phỏng đoán: Nếu bây giờ bắt thi sát hạch tiếng Anh thì có tới 20% tân GS, PGS không dám tham gia, 30% sẽ như gà mắc tóc. Ông suy nghĩ gì về con số này?
GS Nguyễn Tiến Dũng: Theo tôi đoán thì con số thực tế có thể còn cao hơn thế. Họ sẽ rất sợ sát hạch tiếng Anh. Khái niệm “thạo tiếng Anh” là một khái niệm khá tương đối ở Việt Nam, và có GS tự ghi là “thạo tiếng Anh” nhưng chưa chắc đã biết tiếng Anh tốt bằng một học sinh trung học cơ sở.
TS Trần Vinh Dự, hiệu trưởng một trường cao đẳng, người cũng đã từng du học ở nước ngoài, phát biểu: Đọc tóm tắt luận văn tiến sĩ bằng tiếng Anh của một số vị tiến sĩ, thấy trình độ ngoại ngữ ngô nghê hơn cả google translate. Trong quá trình nghiên cứu và công tác mấy chục năm qua, ông đã từng gặp những trường hợp như vậy?
GS Nguyễn Tiến Dũng: Trong lúc khảo sát một số bài báo bằng tiếng Anh của một số nhân vật GS, TS ở Việt Nam liên quan đến vấn đề đạo văn và giả khoa học, tôi gặp tình huống tương tự như điều TS Trần Vinh Dự nói, tức là viết sai câu cú lung tung cả.
Trình độ tiếng Anh nói riêng, ngoại ngữ nói chung của đội ngũ “trí thức tinh hoa” ở Việt Nam, ảnh hưởng thế nào đến chất lượng nghiên cứu và việc công bố những công trình khoa học, sáng kiến của họ trên những diễn đàn, tổ chức quốc tế, thưa ông?
GS Nguyễn Tiến Dũng: Theo tôi thì riêng trong lĩnh vực nghiên cứu, tiếng Anh chưa phải vấn đề quan trọng nhất, vì nếu có kém tiếng Anh vẫn có thể nhờ, thuê người dịch tiếng Anh cho đúng, và luyện nói để bài báo cáo của mình khiến người khác hiểu được.
Vấn đề quan trọng nhất và ảnh hưởng xấu đến chất lượng khoa học là sự thiếu đầu tư và thiếu nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học.
Với một người đã sống và làm việc nhiều chục năm tại nước ngoài, theo cá nhân ông, những nguyên nhân quan trọng nào đã khiến cho trình độ ngoại ngữ của người Việt không mấy tiến triển?
GS Nguyễn Tiến Dũng: So với ngày trước thì thế hệ trẻ ngày nay có điều kiện học ngoại ngữ tốt hơn nhiều thế hệ cả thế hệ già và trung niên, và do đó nhìn chung cũng dễ có trình độ ngoại ngữ cao hơn.
Phần lớn giáo viên tiếng Anh ở Việt Nam phát âm rất khó nghe
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2016, trên 50% giáo viên tiếng Anh tiểu học, 63,29% bậc THCS và 73,88% cấp THPT chưa đạt chuẩn. Cải thiện tỉ lệ này không thể một sớm một chiều. Đây cũng là nguyên nhân khiến các phụ huynh chọn việc cho con học ngoài giờ tại các Trung tâm ngoại ngữ. Ông có lời khuyên nào cho các bậc phụ huynh?
GS Nguyễn Tiến Dũng: Mỗi ngoại ngữ có những đặc thù của nó. Riêng đối với học tiếng Anh, cần được học phát âm đúng (thay vì phát âm sai) ngay từ đầu, vì “nói ngọng” thì rất khó sửa về sau.
Tuy nhiên, do trước kia thiếu điệu kiện để học phát âm cho đúng, nên phần lớn giáo viên tiếng Anh ở Việt Nam phát âm rất khó nghe. Để tránh điều này, cả giáo viên và học sinh cần được nghe nhiều audio/video tiếng Anh do những người nói thạo tiếng Anh (như tiếng mẹ đẻ) nói.
Ngoại ngữ là thứ có thể tự học. Bản thân tôi cả hai thứ tiếng Anh và Pháp đều là tự học. Có thể biến sách vở, bạn bè giao tiếp v.v. thành “thầy” của mình.
Tất nhiên, có thầy tốt thì tiến nhanh, đối với gia đình có điều kiện thì học một thầy một trò hay trong những lớp nhỏ với thầy tốt bản địa chắc sẽ rất ổn. Nhưng nếu không may mắn, gặp phải thầy dở hoặc lớp quá đông đúc lộn xộn thì có khi tự học còn hơn.
Học tiếng là phải học đều đặn hàng ngày, nhúng mình trong thứ tiếng đó (kiểu như ngôn ngữ thứ 2 – ESL), thì mới tiến nhanh và khỏi bị quên. Ngày nay, điều kiện để học tiếng Anh hàng ngày có nhiều và phong phú hơn ngày xưa rất nhiều, nên tận dụng chúng.
Ví dụ, có thể kết bạn online để giao tiếp tiếng Anh, xem thời sự bằng tiếng Anh, xem các chương trình học tiếng Anh trên mạng, đọc sách song ngữ đồng thời nghe audio/video tiếng Anh tương ứng (chúng tôi cũng có làm các sách kiểu này cho người học tiếng Anh).
Thủ tướng Lý Quang Diệu đã tổng kết bài học của Singapore: “Chỉ có một cách để không bị tụt hậu là phải giỏi tiếng Anh. Việc lựa chọn tiếng Anh đóng vai trò như ngôn ngữ làm việc, giúp ngăn chặn nảy sinh xung đột sắc tộc, đem lại ưu thế cạnh tranh”. Theo ông, cánh cửa tiếng Anh quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của Việt Nam?
GS Nguyễn Tiến Dũng: Tiếng Anh ngày nay đã trở thành thứ tiếng giao dịch “de factor” của toàn thế giới, nên muốn hội nhập thế giới để đi lên, không chỉ về kinh tế mà còn về tất cả mọi khía cạnh khác của cuộc sống, thì biết tiếng Anh là rất quan trọng.
Phần lớn dân chúng ở nhiều nước châu Âu như Hà Lan, Thụy Sĩ, Đức, v.v. ngày nay nói tiếng Anh thạo gần như tiếng mẹ đẻ. Ở nhiều nước mà ngày xưa có rất ít người biết ngoại ngữ, như là Trung Quốc và Hàn Quốc, thì phong trào học tiếng Anh cũng rất mạnh. Bởi vậy, tiếng Anh có vai trò gần như là “visa” để đi ra thế giới.
Nhân tiện nói thêm, do sự trỗi dậy của Trung Quốc, thì các nước phương Tây hiện tại lại rất quan tâm đến tiếng Trung Quốc, và tiếng Trung Quốc đang trở thành thứ tiếng quan trọng thứ hai trên thế giới, chỉ sau tiếng Anh.
GS Nguyễn Tiến Dũng hiện đang giảng dạy ở Đại học Toulouse, Pháp. Năm 2007, Nguyễn Tiến Dũng được Ủy ban Quốc gia về đại học của Pháp phong hàm giáo sư hạng nhất, lúc mới 37 tuổi. Năm 2015, ông được phong hàm giáo sư hạng đặc biệt.
GS Dũng nghiên cứu và giảng dạy: Hình học vi phân, hình học simpletic, hình học Poisson, lý thuyết ergodic và hệ động lực, vật lý toán, phương pháp toán trong tài chính, lý thuyết độ phức tạp, toán trong trí tuệ nhân tạo…
Ông vẫn giữ kỷ lục là thí sinh Việt nhỏ tuổi nhất giành HCV Olympic Toán quốc tế.
Dù rời đất nước hơn 30 năm, nhưng ông vẫn giữ quốc tịch và thường xuyên về giảng dạy, trao đổi học thuật tại Việt Nam.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
Theo: TTT
nói tiếng anh

GS NGUYỄN TIẾN DŨNG: TÔI ĐOÁN NHIỀU GIÁO SƯ, TIẾN SĨ Ở VIỆT NAM RẤT SỢ SÁT HẠCH TIẾNG ANH

Mic.seo3  |  at  tháng 12 20, 2019

“Trong lúc khảo sát một số bài báo bằng tiếng Anh của một số nhân vật GS, TS ở Việt Nam tôi thấy viết sai câu cú lung tung cả”.

Rời khỏi đất nước hơn 30 năm, nhưng lại thường xuyên về Việt Nam để trao đổi, giảng dạy, GS toán học Nguyễn Tiến Dũng (ĐH Toulous, Pháp) đã có những góc nhìn rất thú vị về trình độ tiếng Anh hạn chế của người Việt.
Bài báo bằng tiếng Anh của một số GS, TS Việt Nam: “Câu cú viết sai lung tung cả”
Thưa ông, TS Hồ Bất Khuất, một người đã từng du học phỏng đoán: Nếu bây giờ bắt thi sát hạch tiếng Anh thì có tới 20% tân GS, PGS không dám tham gia, 30% sẽ như gà mắc tóc. Ông suy nghĩ gì về con số này?
GS Nguyễn Tiến Dũng: Theo tôi đoán thì con số thực tế có thể còn cao hơn thế. Họ sẽ rất sợ sát hạch tiếng Anh. Khái niệm “thạo tiếng Anh” là một khái niệm khá tương đối ở Việt Nam, và có GS tự ghi là “thạo tiếng Anh” nhưng chưa chắc đã biết tiếng Anh tốt bằng một học sinh trung học cơ sở.
TS Trần Vinh Dự, hiệu trưởng một trường cao đẳng, người cũng đã từng du học ở nước ngoài, phát biểu: Đọc tóm tắt luận văn tiến sĩ bằng tiếng Anh của một số vị tiến sĩ, thấy trình độ ngoại ngữ ngô nghê hơn cả google translate. Trong quá trình nghiên cứu và công tác mấy chục năm qua, ông đã từng gặp những trường hợp như vậy?
GS Nguyễn Tiến Dũng: Trong lúc khảo sát một số bài báo bằng tiếng Anh của một số nhân vật GS, TS ở Việt Nam liên quan đến vấn đề đạo văn và giả khoa học, tôi gặp tình huống tương tự như điều TS Trần Vinh Dự nói, tức là viết sai câu cú lung tung cả.
Trình độ tiếng Anh nói riêng, ngoại ngữ nói chung của đội ngũ “trí thức tinh hoa” ở Việt Nam, ảnh hưởng thế nào đến chất lượng nghiên cứu và việc công bố những công trình khoa học, sáng kiến của họ trên những diễn đàn, tổ chức quốc tế, thưa ông?
GS Nguyễn Tiến Dũng: Theo tôi thì riêng trong lĩnh vực nghiên cứu, tiếng Anh chưa phải vấn đề quan trọng nhất, vì nếu có kém tiếng Anh vẫn có thể nhờ, thuê người dịch tiếng Anh cho đúng, và luyện nói để bài báo cáo của mình khiến người khác hiểu được.
Vấn đề quan trọng nhất và ảnh hưởng xấu đến chất lượng khoa học là sự thiếu đầu tư và thiếu nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học.
Với một người đã sống và làm việc nhiều chục năm tại nước ngoài, theo cá nhân ông, những nguyên nhân quan trọng nào đã khiến cho trình độ ngoại ngữ của người Việt không mấy tiến triển?
GS Nguyễn Tiến Dũng: So với ngày trước thì thế hệ trẻ ngày nay có điều kiện học ngoại ngữ tốt hơn nhiều thế hệ cả thế hệ già và trung niên, và do đó nhìn chung cũng dễ có trình độ ngoại ngữ cao hơn.
Phần lớn giáo viên tiếng Anh ở Việt Nam phát âm rất khó nghe
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2016, trên 50% giáo viên tiếng Anh tiểu học, 63,29% bậc THCS và 73,88% cấp THPT chưa đạt chuẩn. Cải thiện tỉ lệ này không thể một sớm một chiều. Đây cũng là nguyên nhân khiến các phụ huynh chọn việc cho con học ngoài giờ tại các Trung tâm ngoại ngữ. Ông có lời khuyên nào cho các bậc phụ huynh?
GS Nguyễn Tiến Dũng: Mỗi ngoại ngữ có những đặc thù của nó. Riêng đối với học tiếng Anh, cần được học phát âm đúng (thay vì phát âm sai) ngay từ đầu, vì “nói ngọng” thì rất khó sửa về sau.
Tuy nhiên, do trước kia thiếu điệu kiện để học phát âm cho đúng, nên phần lớn giáo viên tiếng Anh ở Việt Nam phát âm rất khó nghe. Để tránh điều này, cả giáo viên và học sinh cần được nghe nhiều audio/video tiếng Anh do những người nói thạo tiếng Anh (như tiếng mẹ đẻ) nói.
Ngoại ngữ là thứ có thể tự học. Bản thân tôi cả hai thứ tiếng Anh và Pháp đều là tự học. Có thể biến sách vở, bạn bè giao tiếp v.v. thành “thầy” của mình.
Tất nhiên, có thầy tốt thì tiến nhanh, đối với gia đình có điều kiện thì học một thầy một trò hay trong những lớp nhỏ với thầy tốt bản địa chắc sẽ rất ổn. Nhưng nếu không may mắn, gặp phải thầy dở hoặc lớp quá đông đúc lộn xộn thì có khi tự học còn hơn.
Học tiếng là phải học đều đặn hàng ngày, nhúng mình trong thứ tiếng đó (kiểu như ngôn ngữ thứ 2 – ESL), thì mới tiến nhanh và khỏi bị quên. Ngày nay, điều kiện để học tiếng Anh hàng ngày có nhiều và phong phú hơn ngày xưa rất nhiều, nên tận dụng chúng.
Ví dụ, có thể kết bạn online để giao tiếp tiếng Anh, xem thời sự bằng tiếng Anh, xem các chương trình học tiếng Anh trên mạng, đọc sách song ngữ đồng thời nghe audio/video tiếng Anh tương ứng (chúng tôi cũng có làm các sách kiểu này cho người học tiếng Anh).
Thủ tướng Lý Quang Diệu đã tổng kết bài học của Singapore: “Chỉ có một cách để không bị tụt hậu là phải giỏi tiếng Anh. Việc lựa chọn tiếng Anh đóng vai trò như ngôn ngữ làm việc, giúp ngăn chặn nảy sinh xung đột sắc tộc, đem lại ưu thế cạnh tranh”. Theo ông, cánh cửa tiếng Anh quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của Việt Nam?
GS Nguyễn Tiến Dũng: Tiếng Anh ngày nay đã trở thành thứ tiếng giao dịch “de factor” của toàn thế giới, nên muốn hội nhập thế giới để đi lên, không chỉ về kinh tế mà còn về tất cả mọi khía cạnh khác của cuộc sống, thì biết tiếng Anh là rất quan trọng.
Phần lớn dân chúng ở nhiều nước châu Âu như Hà Lan, Thụy Sĩ, Đức, v.v. ngày nay nói tiếng Anh thạo gần như tiếng mẹ đẻ. Ở nhiều nước mà ngày xưa có rất ít người biết ngoại ngữ, như là Trung Quốc và Hàn Quốc, thì phong trào học tiếng Anh cũng rất mạnh. Bởi vậy, tiếng Anh có vai trò gần như là “visa” để đi ra thế giới.
Nhân tiện nói thêm, do sự trỗi dậy của Trung Quốc, thì các nước phương Tây hiện tại lại rất quan tâm đến tiếng Trung Quốc, và tiếng Trung Quốc đang trở thành thứ tiếng quan trọng thứ hai trên thế giới, chỉ sau tiếng Anh.
GS Nguyễn Tiến Dũng hiện đang giảng dạy ở Đại học Toulouse, Pháp. Năm 2007, Nguyễn Tiến Dũng được Ủy ban Quốc gia về đại học của Pháp phong hàm giáo sư hạng nhất, lúc mới 37 tuổi. Năm 2015, ông được phong hàm giáo sư hạng đặc biệt.
GS Dũng nghiên cứu và giảng dạy: Hình học vi phân, hình học simpletic, hình học Poisson, lý thuyết ergodic và hệ động lực, vật lý toán, phương pháp toán trong tài chính, lý thuyết độ phức tạp, toán trong trí tuệ nhân tạo…
Ông vẫn giữ kỷ lục là thí sinh Việt nhỏ tuổi nhất giành HCV Olympic Toán quốc tế.
Dù rời đất nước hơn 30 năm, nhưng ông vẫn giữ quốc tịch và thường xuyên về giảng dạy, trao đổi học thuật tại Việt Nam.
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
Theo: TTT

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2019

Trong 2 ngày 11, 12/10 tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế đã diễn ra Hội thảo quốc tế VietTESOL 2019 chủ đề “Giảng dạy tiếng Anh: Chủ động, Tích cực và Đa dạng” với sự tham dự quy mô lớn 450 đại biểu trong nước, là các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên các trường đại học, cao đẳng, giáo viên tiếng Anh phổ thông.

Đến tham dự phiên khai mạc sáng 11/10 có lãnh đạo và chuyên viên Vụ, Cục, Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; lãnh đạo, chuyên viên các Sở Giáo dục và Đào tạo trên toàn quốc và 450 đại biểu trong nước, là các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên các trường đại học, cao đẳng, giáo viên tiếng Anh phổ thông.
450 đại biểu trong nước, là các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên các trường đại học, cao đẳng, giáo viên tiếng Anh phổ thông tham dự Hội thảo quốc tế 2019 “Giảng dạy tiếng Anh: Chủ động, Tích cực và Đa dạng”
Đây là hội thảo do Đề án Ngoại ngữ Quốc gia phối hợp với Phân hội Giảng dạy và Nghiên cứu tiếng Anh Việt Nam (Phân hội VietTESOL) và trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Huế đồng tổ chức, được giới giảng viên, nghiên cứu về tiếng Anh trong toàn quốc đánh giá rất cao về mức độ chuyên môn chuyển tải.
Quy tụ đầy đủ giới học thuật, giảng viên trong toàn quốc và quốc tế về tiếng Anh, Hội thảo nhằm thúc đẩy nghiên cứu, thực hành giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam tích cực và đa dạng trong thời đại mới hiện nay
Hội thảo lần này có mục tiêu xây dựng diễn đàn chuyên môn năng động, kết nối tất cả các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu và quản lý nhằm phát triển cộng đồng giảng dạy tiếng Anh. Qua đó thúc đẩy công tác nghiên cứu, thực hành giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam một cách tích cực và đa dạng.
Trong 2 ngày diễn ra hội thảo, sẽ có hơn 240 báo cáo chuyên đề tại các phiên song song, các bài trình bày poster, triển lãm ứng dụng công nghệ trong giảng dạy tập trung vào các lĩnh vực: Trao đổi và phổ biến sáng kiến kinh nghiệm hiệu quả trong giảng dạy tiếng Anh; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ giáo viên; Sử dụng công nghệ trong giảng dạy tiếng Anh.
Đáng chú ý trong báo cáo phiên toàn thể do các học giả trong nước và quốc tế trình bày, nhiều chủ đề cốt lõi mang tính thời sự, chuyên môn cao đã được giới thiệu đến người tham dự như “Sử dụng công nghệ số trong đánh giá việc học tiếng Anh” của TS. Nick Saville, Hội đồng Khảo thí tiếng Anh ĐH Cambridge; “Vì sao giáo viên ngoại ngữ (cần) sử dụng ý tưởng của người khác” của GS. Donald Freeman, ĐH Michigan, Hoa Kỳ; “Trao quyền và thu hút học sinh: Đưa ra lời cam kết về việc hướng dẫn đọc trôi chảy” của GS. Fredricka l.Stoller, ĐH Nothern Arizona, Hoa Kỳ; “Trao quyền cho giáo viên tiếng Anh trong thời đại thay đổi – bạn có dám” của PGS.TS. Phạm Thị Hồng Nhung, trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Huế; và “Hành trình từ sự tự chủ của người học đến trao quyền cho người học: Sự chuyển đổi và nguồn cảm hứng” của TS. Nguyễn Thu Lệ Hằng, trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội.
Theo: DT
voa learning english

450 CHUYÊN GIA, GIẢNG VIÊN QUỐC TẾ BÀN VỀ TIẾNG ANH CHỦ ĐỘNG THỜI ĐẠI MỚI

Mic.seo3  |  at  tháng 12 08, 2019

Trong 2 ngày 11, 12/10 tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế đã diễn ra Hội thảo quốc tế VietTESOL 2019 chủ đề “Giảng dạy tiếng Anh: Chủ động, Tích cực và Đa dạng” với sự tham dự quy mô lớn 450 đại biểu trong nước, là các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên các trường đại học, cao đẳng, giáo viên tiếng Anh phổ thông.

Đến tham dự phiên khai mạc sáng 11/10 có lãnh đạo và chuyên viên Vụ, Cục, Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; lãnh đạo, chuyên viên các Sở Giáo dục và Đào tạo trên toàn quốc và 450 đại biểu trong nước, là các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên các trường đại học, cao đẳng, giáo viên tiếng Anh phổ thông.
450 đại biểu trong nước, là các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên các trường đại học, cao đẳng, giáo viên tiếng Anh phổ thông tham dự Hội thảo quốc tế 2019 “Giảng dạy tiếng Anh: Chủ động, Tích cực và Đa dạng”
Đây là hội thảo do Đề án Ngoại ngữ Quốc gia phối hợp với Phân hội Giảng dạy và Nghiên cứu tiếng Anh Việt Nam (Phân hội VietTESOL) và trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Huế đồng tổ chức, được giới giảng viên, nghiên cứu về tiếng Anh trong toàn quốc đánh giá rất cao về mức độ chuyên môn chuyển tải.
Quy tụ đầy đủ giới học thuật, giảng viên trong toàn quốc và quốc tế về tiếng Anh, Hội thảo nhằm thúc đẩy nghiên cứu, thực hành giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam tích cực và đa dạng trong thời đại mới hiện nay
Hội thảo lần này có mục tiêu xây dựng diễn đàn chuyên môn năng động, kết nối tất cả các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu và quản lý nhằm phát triển cộng đồng giảng dạy tiếng Anh. Qua đó thúc đẩy công tác nghiên cứu, thực hành giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam một cách tích cực và đa dạng.
Trong 2 ngày diễn ra hội thảo, sẽ có hơn 240 báo cáo chuyên đề tại các phiên song song, các bài trình bày poster, triển lãm ứng dụng công nghệ trong giảng dạy tập trung vào các lĩnh vực: Trao đổi và phổ biến sáng kiến kinh nghiệm hiệu quả trong giảng dạy tiếng Anh; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ giáo viên; Sử dụng công nghệ trong giảng dạy tiếng Anh.
Đáng chú ý trong báo cáo phiên toàn thể do các học giả trong nước và quốc tế trình bày, nhiều chủ đề cốt lõi mang tính thời sự, chuyên môn cao đã được giới thiệu đến người tham dự như “Sử dụng công nghệ số trong đánh giá việc học tiếng Anh” của TS. Nick Saville, Hội đồng Khảo thí tiếng Anh ĐH Cambridge; “Vì sao giáo viên ngoại ngữ (cần) sử dụng ý tưởng của người khác” của GS. Donald Freeman, ĐH Michigan, Hoa Kỳ; “Trao quyền và thu hút học sinh: Đưa ra lời cam kết về việc hướng dẫn đọc trôi chảy” của GS. Fredricka l.Stoller, ĐH Nothern Arizona, Hoa Kỳ; “Trao quyền cho giáo viên tiếng Anh trong thời đại thay đổi – bạn có dám” của PGS.TS. Phạm Thị Hồng Nhung, trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Huế; và “Hành trình từ sự tự chủ của người học đến trao quyền cho người học: Sự chuyển đổi và nguồn cảm hứng” của TS. Nguyễn Thu Lệ Hằng, trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội.
Theo: DT

Trong bối cảnh dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam còn nhiều khó khăn như hiện nay, Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới   sẽ đặt ra những thử thách không nhỏ đối với công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh, nhất là giáo viên ở 2 cấp học THCS, THPT.

Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) môn tiếng Anh mới (ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã kế thừa và tích hợp những đường hướng giáo dục tiên tiến trên thế giới như dạy học theo định hướng phát triển năng lực, lấy người học làm trung tâm, và đảm bảo tính linh hoạt để phù hợp với bối cảnh dạy và học tiếng Anh tại các địa phương khác nhau …
Tuy nhiên, không khó để nhận thấy trong bối cảnh dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam còn nhiều khó khăn như hiện nay, chương trình GDPT mới nói trên cũng sẽ đặt ra những thử thách không nhỏ đối với công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh nói chung  và công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh ở hai cấp học THCS, THPT nói riêng.
Chương trình GDPT mới sẽ đặt ra những thử thách không nhỏ đối với công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh.
Tiến sĩ Vũ Hải Hà – Trưởng Khoa Sư phạm Tiếng Anh – Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN đã đưa ra 4 đề xuất chính nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên ở hai cấp học trên trong thời gian tới.
Giáo viên phải hiểu khái niệm mới
Thứ nhất, Nếu như trước đây, việc giảng dạy tiếng Anh tập trung chủ yếu vào việc phát triển ở người học năng lực sử dụng tiếng Anh làm công cụ giao tiếp, thì với đường hướng phát triển năng lực và lấy người học làm trung tâm, chương trình giáo dục phổ thông tiếng Anh mới còn song song hướng tới việc bồi dưỡng kiến thức của người học về ngôn ngữ và văn hóa của các nước nói tiếng Anh cũng như Việt Nam.
Đồng thời, phát triển ở người học thái độ tích cực đối với việc học, định hướng học tập trong tương lai, nghề nghiệp, cũng như với người dân và văn hóa của các nước trên thế giới; phát triển kỹ năng, phương pháp học tập tiếng Anh cũng như những môn khác trong CTGDPT.
Điều này cho thấy các chương trình bồi dưỡng giáo viên cũng phải có sự điều chỉnh tương ứng, để không chỉ trang bị cho giáo viên kiến thức hay kỹ năng giảng dạy các kỹ năng thực hành tiếng, mà còn có thể giúp cho họ hiểu rõ và nắm vững được những khái niệm mới trong CTGDPT mới, như “năng lực”, “thái độ” hay “kỹ năng (mềm)”…hay những nội dung kiến thức mà nhiều giáo viên có thể còn chưa thấy tự tin, như kiến thức văn hóa thế giới và Việt Nam, hay mối liên hệ giữa môn tiếng Anh với các môn học khác trong CTGDPT tổng thể.
Giáo viên phải biết lồng ghép kỹ năng mềm với kiến thức văn hóa
Thứ hai, công tác bồi dưỡng cũng cần hỗ trợ giáo viên phương pháp, cách thức, thủ thuật dạy học… nhằm đạt được những mục tiêu trên trong bài dạy của mình. Nói cách khác, nếu người học cần phát triển bộ ba: kiến thức, kỹ năng (bao gồm kỹ năng thực hành tiếng cũng như kỹ năng mềm) và thái độ, thì người dạy cũng cần nắm được phương pháp giúp cho người học phát triển những kiến thức, kỹ năng, thái độ đó.
Ví dụ như chương trình bồi dưỡng giáo viên trong thời gian tới cần giúp giáo viên biết cách lồng ghép việc phát triển những kỹ năng mềm, những kiến thức văn hóa, hay những kiến thức của các môn học khác thông qua việc dạy tiếng Anh.
Điều này về lý thuyết có thể đạt được thông qua các hình thức dạy học phi truyền thống như: dạy học qua dự án, dạy học tích hợp các kỹ năng, dạy tiếng Anh thông qua các nội dung chuyên ngành… nhưng thực tế cho thấy những hình thức dạy học này còn khá mới mẻ ở Việt Nam và có thể gây bỡ ngỡ đối với nhiều giáo viên.
Do đó, họ cần phải được học hỏi, trau dồi, luyện tập thêm mới có thể áp dụng chúng nhuần nhuyễn và hiệu quả trên lớp học của mình.
Giáo viên được chủ động trong lựa chọn tài liệu
Thứ ba, công tác bồi dưỡng cũng giúp cho giáo viên tự tin, chủ động và linh hoạt hơn trong lớp học của mình.
Thay vì việc dạy cho giáo viên cách dạy học theo một bộ sách, một giáo án cụ thể, một phương pháp duy nhất được cho là “tối ưu” hay thiết kế và tiến hành kiểm tra đánh giá theo một hình thức duy nhất hay theo một bài thi chuẩn nào… thì việc bồi dưỡng giáo viên trong thời gian tới cần hướng tới giúp cho giáo viên dạy học và kiểm tra đánh giá đáp ứng các yêu cầu được đặt ra của một chương trình khung chung (CTGDPT môn tiếng Anh mới).
Điều đó có nghĩa là giáo viên (với sự tư vấn của những bên liên quan) có thể chủ động hơn trong lựa chọn tài liệu, nội dung, quy trình và phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá … phù hợp với việc đạt được mục tiêu chung của CTGDPT môn tiếng Anh đề ra cho cấp học, hay lớp học đó.
Giáo viên, cần được hướng dẫn cách lựa chọn, thiết kế, điều chỉnh, đánh giá tài liệu, cách kết hợp nhiều phương án dạy học, tổ chức lớp học, kiểm tra đánh giá khác nhau, phương thức thực hiện các hoạt động đánh giá đồng cấp, tự đánh giá và chiêm nghiệm (reflexive practices)… để có thể tự tin, chủ động và linh hoạt hơn trong công tác giảng dạy của mình.
Tránh bồi dưỡng nặng về lý thuyết, xa rời thực tiễn
Thứ tư, công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh cũng cần nắm được đặc thù của cấp học cũng như vùng miền … để đưa ra những nội dung và phương pháp bồi dưỡng hiệu quả dành cho giáo viên.
Dễ nhận thấy hình thức bồi dưỡng giáo viên nặng tính lý thuyết, giáo điều, nhồi nhét và xa rời thực tế… ngày càng trở nên lỗi thời và bất cập, đặc biệt đối với việc thực hiện CTGDPT mới.
Ví dụ như với cấp THCS, làm sao để lồng ghép các hình thức dạy học hiện đại như dự án, trải nghiệm, tích hợp nhiều kỹ năng, hay thông qua các nội dung chuyên ngành … trong điều kiện lớp học có sĩ số đông, cơ sở vật chất hạn chế và thời lượng eo hẹp là một trong những vấn đề gây nhiều khó khăn đối với giáo viên.
Do đó, nếu các chương trình bồi dưỡng giáo viên chỉ bàn luận một cách chung chung, hàn lâm, mà không giải quyết trực diện những vấn đề nói trên bằng cách đưa ra những gợi ý, phương án dạy học… cho giáo viên, hay đơn giản là dành thời gian cho chính giáo viên thực hành, nhận xét lẫn nhau, và cùng chia sẻ trải nghiệm, sáng kiến của bản thân mình để giải quyết những vấn đề hàng ngày trên lớp học, thì các chương trình bồi dưỡng đó khó có thể khiến giáo viên cảm thấy hữu ích được.
Trên đây là một số đường hướng có tính gợi ý nhằm hướng tới cải thiện chất lượng bồi dưỡng giáo viên cấp THCS và THPT nhằm đáp ứng nhu cầu của CTGDPT môn tiếng Anh mới.
Mặc dù những giải pháp trên có thể chưa thật sự toàn diện, đầy đủ thì việc nâng cao nhận thức và kêu gọi sự tham gia đồng bộ của các đối tượng liên quan tới công tác bồi dưỡng giáo viên (như các nhà hoạch định chính sách, các đơn vị cung cấp các chương trình bồi dưỡng giáo viên, các đơn vị đào tạo cử giáo viên tham gia công tác bồi dưỡng, giáo viên tham gia bồi dưỡng…) là hết sức cần thiết để CTGDPT môn tiếng Anh mới có thể phát huy được tính hiệu quả của mình sớm nhất trong thời gian tới.
Tiến sĩ Vũ Hải Hà – Trưởng Khoa Sư phạm Tiếng Anh – Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN.
voa learning english

4 CẢNH BÁO TRONG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIẾNG ANH ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GDPT MỚI

Mic.seo3  |  at  tháng 12 08, 2019

Trong bối cảnh dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam còn nhiều khó khăn như hiện nay, Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới   sẽ đặt ra những thử thách không nhỏ đối với công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh, nhất là giáo viên ở 2 cấp học THCS, THPT.

Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) môn tiếng Anh mới (ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã kế thừa và tích hợp những đường hướng giáo dục tiên tiến trên thế giới như dạy học theo định hướng phát triển năng lực, lấy người học làm trung tâm, và đảm bảo tính linh hoạt để phù hợp với bối cảnh dạy và học tiếng Anh tại các địa phương khác nhau …
Tuy nhiên, không khó để nhận thấy trong bối cảnh dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam còn nhiều khó khăn như hiện nay, chương trình GDPT mới nói trên cũng sẽ đặt ra những thử thách không nhỏ đối với công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh nói chung  và công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh ở hai cấp học THCS, THPT nói riêng.
Chương trình GDPT mới sẽ đặt ra những thử thách không nhỏ đối với công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh.
Tiến sĩ Vũ Hải Hà – Trưởng Khoa Sư phạm Tiếng Anh – Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN đã đưa ra 4 đề xuất chính nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên ở hai cấp học trên trong thời gian tới.
Giáo viên phải hiểu khái niệm mới
Thứ nhất, Nếu như trước đây, việc giảng dạy tiếng Anh tập trung chủ yếu vào việc phát triển ở người học năng lực sử dụng tiếng Anh làm công cụ giao tiếp, thì với đường hướng phát triển năng lực và lấy người học làm trung tâm, chương trình giáo dục phổ thông tiếng Anh mới còn song song hướng tới việc bồi dưỡng kiến thức của người học về ngôn ngữ và văn hóa của các nước nói tiếng Anh cũng như Việt Nam.
Đồng thời, phát triển ở người học thái độ tích cực đối với việc học, định hướng học tập trong tương lai, nghề nghiệp, cũng như với người dân và văn hóa của các nước trên thế giới; phát triển kỹ năng, phương pháp học tập tiếng Anh cũng như những môn khác trong CTGDPT.
Điều này cho thấy các chương trình bồi dưỡng giáo viên cũng phải có sự điều chỉnh tương ứng, để không chỉ trang bị cho giáo viên kiến thức hay kỹ năng giảng dạy các kỹ năng thực hành tiếng, mà còn có thể giúp cho họ hiểu rõ và nắm vững được những khái niệm mới trong CTGDPT mới, như “năng lực”, “thái độ” hay “kỹ năng (mềm)”…hay những nội dung kiến thức mà nhiều giáo viên có thể còn chưa thấy tự tin, như kiến thức văn hóa thế giới và Việt Nam, hay mối liên hệ giữa môn tiếng Anh với các môn học khác trong CTGDPT tổng thể.
Giáo viên phải biết lồng ghép kỹ năng mềm với kiến thức văn hóa
Thứ hai, công tác bồi dưỡng cũng cần hỗ trợ giáo viên phương pháp, cách thức, thủ thuật dạy học… nhằm đạt được những mục tiêu trên trong bài dạy của mình. Nói cách khác, nếu người học cần phát triển bộ ba: kiến thức, kỹ năng (bao gồm kỹ năng thực hành tiếng cũng như kỹ năng mềm) và thái độ, thì người dạy cũng cần nắm được phương pháp giúp cho người học phát triển những kiến thức, kỹ năng, thái độ đó.
Ví dụ như chương trình bồi dưỡng giáo viên trong thời gian tới cần giúp giáo viên biết cách lồng ghép việc phát triển những kỹ năng mềm, những kiến thức văn hóa, hay những kiến thức của các môn học khác thông qua việc dạy tiếng Anh.
Điều này về lý thuyết có thể đạt được thông qua các hình thức dạy học phi truyền thống như: dạy học qua dự án, dạy học tích hợp các kỹ năng, dạy tiếng Anh thông qua các nội dung chuyên ngành… nhưng thực tế cho thấy những hình thức dạy học này còn khá mới mẻ ở Việt Nam và có thể gây bỡ ngỡ đối với nhiều giáo viên.
Do đó, họ cần phải được học hỏi, trau dồi, luyện tập thêm mới có thể áp dụng chúng nhuần nhuyễn và hiệu quả trên lớp học của mình.
Giáo viên được chủ động trong lựa chọn tài liệu
Thứ ba, công tác bồi dưỡng cũng giúp cho giáo viên tự tin, chủ động và linh hoạt hơn trong lớp học của mình.
Thay vì việc dạy cho giáo viên cách dạy học theo một bộ sách, một giáo án cụ thể, một phương pháp duy nhất được cho là “tối ưu” hay thiết kế và tiến hành kiểm tra đánh giá theo một hình thức duy nhất hay theo một bài thi chuẩn nào… thì việc bồi dưỡng giáo viên trong thời gian tới cần hướng tới giúp cho giáo viên dạy học và kiểm tra đánh giá đáp ứng các yêu cầu được đặt ra của một chương trình khung chung (CTGDPT môn tiếng Anh mới).
Điều đó có nghĩa là giáo viên (với sự tư vấn của những bên liên quan) có thể chủ động hơn trong lựa chọn tài liệu, nội dung, quy trình và phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá … phù hợp với việc đạt được mục tiêu chung của CTGDPT môn tiếng Anh đề ra cho cấp học, hay lớp học đó.
Giáo viên, cần được hướng dẫn cách lựa chọn, thiết kế, điều chỉnh, đánh giá tài liệu, cách kết hợp nhiều phương án dạy học, tổ chức lớp học, kiểm tra đánh giá khác nhau, phương thức thực hiện các hoạt động đánh giá đồng cấp, tự đánh giá và chiêm nghiệm (reflexive practices)… để có thể tự tin, chủ động và linh hoạt hơn trong công tác giảng dạy của mình.
Tránh bồi dưỡng nặng về lý thuyết, xa rời thực tiễn
Thứ tư, công tác bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh cũng cần nắm được đặc thù của cấp học cũng như vùng miền … để đưa ra những nội dung và phương pháp bồi dưỡng hiệu quả dành cho giáo viên.
Dễ nhận thấy hình thức bồi dưỡng giáo viên nặng tính lý thuyết, giáo điều, nhồi nhét và xa rời thực tế… ngày càng trở nên lỗi thời và bất cập, đặc biệt đối với việc thực hiện CTGDPT mới.
Ví dụ như với cấp THCS, làm sao để lồng ghép các hình thức dạy học hiện đại như dự án, trải nghiệm, tích hợp nhiều kỹ năng, hay thông qua các nội dung chuyên ngành … trong điều kiện lớp học có sĩ số đông, cơ sở vật chất hạn chế và thời lượng eo hẹp là một trong những vấn đề gây nhiều khó khăn đối với giáo viên.
Do đó, nếu các chương trình bồi dưỡng giáo viên chỉ bàn luận một cách chung chung, hàn lâm, mà không giải quyết trực diện những vấn đề nói trên bằng cách đưa ra những gợi ý, phương án dạy học… cho giáo viên, hay đơn giản là dành thời gian cho chính giáo viên thực hành, nhận xét lẫn nhau, và cùng chia sẻ trải nghiệm, sáng kiến của bản thân mình để giải quyết những vấn đề hàng ngày trên lớp học, thì các chương trình bồi dưỡng đó khó có thể khiến giáo viên cảm thấy hữu ích được.
Trên đây là một số đường hướng có tính gợi ý nhằm hướng tới cải thiện chất lượng bồi dưỡng giáo viên cấp THCS và THPT nhằm đáp ứng nhu cầu của CTGDPT môn tiếng Anh mới.
Mặc dù những giải pháp trên có thể chưa thật sự toàn diện, đầy đủ thì việc nâng cao nhận thức và kêu gọi sự tham gia đồng bộ của các đối tượng liên quan tới công tác bồi dưỡng giáo viên (như các nhà hoạch định chính sách, các đơn vị cung cấp các chương trình bồi dưỡng giáo viên, các đơn vị đào tạo cử giáo viên tham gia công tác bồi dưỡng, giáo viên tham gia bồi dưỡng…) là hết sức cần thiết để CTGDPT môn tiếng Anh mới có thể phát huy được tính hiệu quả của mình sớm nhất trong thời gian tới.
Tiến sĩ Vũ Hải Hà – Trưởng Khoa Sư phạm Tiếng Anh – Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN.

Có thể bạn quan tâm

©Minh Quang JSC. WP Nothing Converted nothing