Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

CÁC CÁCH GIÚP BẠN HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP TẠI NHÀ

MIC – Giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng đối với người học tiếng Anh, nhưng nếu bạn không có bất kỳ phương pháp hay bí quyết học tập nào sẽ khiến bạn rất dễ bỏ cuộc. Dưới đây là bí quyết giúp bạn học tiếng Anh giao tiếp ngay tại nhà mà chuyên gia tiếng Anh hy vọng sẽ mang đến động lực học tập cho bạn cũng như giúp bạn nâng cao ngữ pháp, từ vựng và các kỹ năng tiếng Anh khác.

Giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng đối với người học tiếng Anh.

1. Luyện tập với kỹ thuật “đọc chuyên sâu” (intensive reading)

“Đọc chuyên sâu” hay đọc kỹ là việc đọc một cách tập trung để hiểu được chính xác ý nghĩa của những gì bạn đang đọc. Điều này trái ngược với cách đọc lướt, nghĩa là đọc để hiểu nội dung một cách chung chung, cách đọc này giúp cho người đọc cảm thấy tự tin và thích thú trong quá trình đọc vì có thể hình dung được những gì đang đọc nhưng không cần quá tập trung vào chi tiết. Mặc dù đọc lướt có thể có tác dụng ở nhiều mặt, nhưng việc đọc kỹ sẽ hữu ích hơn trong việc giúp bạn nhanh chóng cải thiện các kỹ năng tiếng Anh.
Kỹ thuật đọc kỹ bao gồm các bước sau:
  • Xác định các từ vựng quan trọng
  • Che một số từ và đoán nghĩa của chúng
  • Viết tóm tắt sau khi đọc
  • Đọc cùng với một gia sư tiếng Anh (hoặc một người bạn) hoặc thảo luận về nội dung của văn bản bạn đã đọc.
Hãy chắc chắn rằng bạn chọn các đoạn đọc ngắn khi thực hành kỹ thuật đọc chuyên sâu, nếu không bạn sẽ bị choáng ngợp và nhanh chóng từ bỏ việc luyện tập. Kỹ thuật “đọc chuyên sâu” này ngoài việc giúp bạn hiểu sâu ý nghĩa văn bản, nó còn giúp bạn tích lũy những ý tưởng từ bài đọc để khi giao tiếp, bộ não sẽ nhanh chóng biến những gì bạn đọc được trở thành nội dung cuộc nói chuyện một cách tự nhiên.
Việc tập nói trước gương có thể giúp bạn bớt ngại ngùng khi nói chuyện với người nước ngoài.

2. Luyện nói trước gương để học tiếng Anh giao tiếp

Việc tập nói trước gương có thể giúp bạn bớt ngại ngùng khi nói chuyện bằng tiếng Anh. Đôi khi, việc học giao tiếp tiếng Anh trong khi trình độ hiện tại còn kém, khiến bạn có thể cảm thấy lúng túng và gượng gạo. Điều này một phần là do bạn không biết khẩu hình miệng của mình trông như thế nào khi nói những âm thanh không có trong tiếng mẹ đẻ, thậm chí là ngay cả khi bạn đang phát âm chúng một cách chính xác.
Vì vậy, hãy xem cách miệng của bạn di chuyển khi bạn nói tiếng Anh trước gương. Tốt hơn, hãy so sánh cách phát âm của bạn với những người nói tiếng Anh bản địa. Ví dụ, bạn có thể lặp lại một số đoạn hội thoại từ một chương trình truyền hình và cố gắng bắt chước các cử động miệng của diễn viên. Điều này không chỉ giúp bạn xây dựng sự tự tin mà còn giúp bạn cải thiện việc phát âm tiếng Anh.

3. Học với phương pháp “thực hành phân tán” (distributed practice method) 

Phương pháp “thực hành phân tán” đảm bảo rằng bạn sẽ luôn cải thiện tiếng Anh và đạt được một thành tựu lâu dài. Trong phương pháp này, bạn sẽ có nhiều buổi học rất ngắn. Điều này khác với nhiều phương pháp tập luyện của người khác như: học nhồi nhét, học quá nhiều hay chỉ bắt đầu học ngay trước một bài kiểm tra. Ngoài việc thực sự khiến bản thân cảm thấy khó chịu, nhồi nhét không giúp bạn nhớ thông tin trong một thời gian dài. Hầu hết mọi người đều quên mọi thứ họ đã học ngay khi kết thúc bài thi của mình.
Để bắt đầu sử dụng phương pháp thực hành phân tán, hãy lên một lịch trình học tập. Cố gắng học ít nhất một vài lần một tuần và lập kế hoạch cho những gì bạn muốn học mỗi ngày / tuần / tháng / v.v. Đặt nhiều mục tiêu cho các kỹ năng tiếng Anh mà bạn muốn cải thiện để theo dõi sự tiến bộ của mình tốt hơn.
Hãy đánh dấu những từ bạn không biết và viết nó để vào nơi dễ nhìn.

4. Đánh dấu những từ lạ khi đọc 

Khi đọc một cuốn sách tiếng Anh, hãy đánh dấu những từ bạn không biết và đừng tra từ điển cho đến tận cuối chương. Sau đó, hãy biến những từ không quen thuộc này thành một danh sách các từ cần học trong ngày.
Đây là một phép thử đúng đắn để cải thiện vốn từ vựng và khả năng đọc hiểu tiếng Anh của người học. Bạn chỉ cần chọn ra một cuốn sách có vẻ thú vị và ngồi xuống với một cây bút và sổ ghi chép. Đến cuối chương đó, chắc hẳn bạn sẽ có ít nhất một vài từ để tra cứu.

5. Luyện tập với các video tiếng Anh thực tế 

Một trong những điều khó nhất khi cố gắng cải thiện tiếng Anh là bạn không được tiếp xúc nhiều với tiếng Anh thực tế ngoài đời.
Video dạy tiếng Anh thông qua các video tiếng Anh thực tế, mỗi video đi kèm với kịch bản bên dưới, bạn có thể nhìn vào để tra cứu định nghĩa, ngữ pháp. Bằng cách này, bạn có thể cải thiện từ vựng và ngữ pháp tiếng Anh trong khi hiểu được cách người bản ngữ thực sự sử dụng tiếng Anh như thế nào. Khi bạn xem xong một video, nó có những bài tập nho nhỏ để đảm bảo bạn nhớ mọi thứ đã được học. Loại thực hành này đảm bảo rằng bạn tích cực cải thiện tiếng Anh với các video. Có hàng ngàn video cho mọi cấp độ tiếng Anh từ sơ cấp đến nâng cao. Bạn có thể dễ dàng chọn video theo cấp độ và thể loại để tìm những video phù hợp với mình.

6. Lặp lại các câu tiếng Anh chơi chữ (“tongue twisters”) 

“Tongue twisters” là những câu tiếng Anh ngắn được lặp đi lặp lại với rất nhiều âm thanh tương tự nhau, khiến chúng trở nên rất khó nói ngay cả đối với những người nói tiếng Anh bản ngữ. Ở Việt Nam cũng có rất nhiều mẫu câu như vậy, ví dụ như “nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch”, “buổi trưa ăn bưởi chua”,v.v.
Những câu này rất có tác dụng trong việc tạo ra niềm vui và giúp cải thiện phát âm tiếng Anh thực tế. Chúng sẽ giúp bạn thành thạo các âm thanh tiếng Anh khó và sử dụng chúng một cách tự nhiên hơn. Hãy bắt đầu chậm để đảm bảo bạn phát âm chính xác từng từ, sau đó cố gắng để nói ngày càng nhanh hơn!
Thường xuyên lặp lại những câu hay có tác dụng trong việc tạo ra niềm vui trong các cuộc trò chuyện nhóm.

7. Ghi âm lại phát âm tiếng Anh của mình mỗi ngày 

Điều này nghe có vẻ tẻ nhạt (vì nó nhàm chán và lặp đi lặp lại) nhưng sau đó bạn sẽ rất hạnh phúc vì đã quyết định làm điều này. Hãy sử dụng ứng dụng ghi âm giọng nói để tạo bản ghi âm đoạn nói tiếng Anh của bạn mỗi ngày. Bạn có thể chỉ cần nói về một ngày đã trôi qua trong vài phút, đọc một đoạn văn từ một cuốn sách hoặc tờ báo tiếng Anh, nói một số từ tiếng Anh mới mà bạn đã học được hoặc bất cứ điều gì phù hợp với bạn!
Nhưng đừng dừng lại ở đó. Sau các lần ghi âm, bạn cần nghe lại chúng và cố gắng bắt lỗi của mình, cho dù đó là lỗi phát âm, lỗi ngữ pháp hay từ sử dụng sai, v.v. Đây là một trong những cách thiết thực và tức thời nhất để cải thiện tiếng Anh, đặc biệt nếu bạn tự học ngoại ngữ. Nếu không sửa chữa sai lầm, bạn sẽ tiếp tục mắc lỗi và trình độ tiếng Anh của bạn sẽ tiến bộ chậm hơn.
Một phần thưởng bổ sung là những bản ghi này có thể là một động lực thúc đẩy tuyệt vời trong quá trình học sau này của bạn. Vì chắc chắn là sẽ có một lúc nào đó bạn gặp khó khăn, bạn không còn tiếp thu nhanh như trước và các khái niệm ngữ pháp tiếng Anh phức tạp dường như quá khó khăn. Bạn thậm chí có thể muốn bỏ cuộc. Lúc này, các bản ghi âm sẽ nhắc nhở bạn về việc bạn đã đi được bao xa trong quá trình học, nó có thể sẽ vực bạn dậy khi bạn cảm thấy mất tinh thần!

8. Ghi nhớ các từ đồng âm phổ biến

Từ đồng âm là những từ có cùng cách phát âm nhưng khác nghĩa (và cũng có thể khác cách đánh vần). Một số ví dụ về từ đồng âm tiếng Anh bao gồm:
  • Blew – blue (thổi – màu xanh)
  • Know – no (biết – không)
  • Here – hear (Ở đây- nghe)
Nghiên cứu từ đồng âm sẽ giúp cải thiện kỹ năng đàm thoại tiếng Anh của bạn và tránh nhầm lẫn giữa các từ. Bạn sẽ nghe tiếng Anh dễ dàng hơn nếu bạn đã quen thuộc với các từ phổ biến giống nhau. Để ghi nhớ các từ đồng âm phổ biến, bạn có thể sử dụng phương pháp tạo thẻ flashcard cho các cặp từ đi kèm với nghĩa thực tế.

9. Hiểu cấu trúc S-V-O

Các cấu trúc câu trong tiếng Anh thực sự không khó nắm bắt, đặc biệt nếu bạn đã từng học tiếng Đức hoặc tiếng Roman, bởi vì những ngôn ngữ này có cấu trúc ngữ pháp khá tương đồng. Tuy nhiên, điều quan trọng đối với người mới bắt đầu là phải thành thạo cấu trúc câu S-V-O (Subject-Verb-Object /Chủ ngữ – Động từ – Bổ ngữ) càng nhanh càng tốt.
Khi bạn đã có thể phân biệt Chủ ngữ – Động từ – Bổ ngữ trong bất kỳ một câu nào, bạn sẽ dễ dàng ghép các cấu trúc câu mới, đặc biệt, nó sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc tạo câu tiếng Anh trong các cuộc hội thoại thực tế hay khi luyện viết tiếng Anh.
Các mẫu câu S-V-O trông như sau: I grab a soda (Tôi lấy một cốc soda) “I” là chủ ngữ của câu, “grab” là động từ, “soda” là bổ ngữ (thứ đang bị lấy)
Lưu ý rằng động từ có thể ở định dạng phủ định. Ví dụ: He does not clean the car (Anh ấy không rửa xe.)
Bạn sẽ thấy rằng không phải lúc nào trong câu cũng cần một bổ ngữ, tuy nhiên, chủ ngữ và động từ là bắt buộc. Ví dụ: She danced (Cô ấy đã nhảy).

10. Chơi các trò chơi tiếng Anh trực tuyến

Các trò chơi tiếng Anh nên được sử dụng thường xuyên cho người học, đơn giản vì chúng thú vị, vừa giúp thư giãn vừa giúp cải thiện tiếng Anh và có thể dễ dàng truy cập trực tuyến. Một số trò chơi ngữ pháp tiếng Anh thú vị bao gồm:
  • Fun English Game: Ngay cả những trò chơi được thiết kế cho trẻ em học tiếng Anh cũng có thể hữu ích cho người lớn! Chúng gồm những trò chơi để luyện ngữ pháp, từ vựng và thậm chí là cách ngắt câu.
  • Learn English Kids: Đây là một kho tài nguyên trò chơi dành cho gia đình hoặc bạn bè đến từ Hội đồng Anh – British Council.
  • ESL Game Goals: Đây là một trang web đặc biệt hữu ích cho các trò chơi ngữ pháp.
Học bất kỳ một ngôn ngữ nào cũng đòi hỏi thời gian và công sức. Với một vài lời khuyên và tư vấn hữu ích trên, hy vọng rằng các bạn sẽ ngày càng tiến bộ và nâng cao khả năng học giao tiếp tiếng Anh của mình hơn nữa. Chúc các bạn thành công!
Để đăng ký giáo viên hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: 
CÔNG TY CP HỢP TÁC QUỐC TẾ MINH QUANG
 HÀ NỘI : 229 Trần Quốc Hoàn - Dịch Vọng- Cầu Giấy - Hà Nội.
 Hotline : 024.6685.3355 - 0974. 622. 815 - 0966 188 169
 Email : giaovientienganh.edu@gmail.com
 Skype : giaovientienganh.edu
BT: Nt Lâm

Những sản phẩm văn phòng chất lượng hiện đại, chất liệu cao cấp, những bài viết hay và hấp dẫn

Có thể bạn quan tâm

©Minh Quang JSC. WP Nothing Converted nothing